Tại họp báo thường kỳ quý 3/2024 của Bộ Công Thương mới đây, liên quan đến vấn đề khởi động lại dự án điện hạt nhân, lãnh đạo Bộ Công thương đã chia sẻ thông tin về nguồn điện mới này.
Ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, việc phát triển điện hạt nhân phải đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, nguồn tài chính và đặc biệt là yếu tố an toàn.
Trước đó, từ năm 2009, Quốc hội đã cho phép thí điểm dự án nghiên cứu phát triển điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố đặc biệt là vấn đề nhân lực, tài chính có nhiều khó khăn, do đó Quốc hội đã quyết định tạm dừng nghiên cứu triển khai.
Cũng theo ông Bùi Quốc Hùng, hiện nay trên thế giới điện hạt nhân đã được phát triển ở rất nhiều nước và Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tham khảo kinh nghiệm từ các quốc gia này.
Theo đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP 26.
Lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin về đề xuất khởi động lại điện hạt nhân
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trên cơ sở Quy hoạch điện 8 vừa qua, Bộ Công Thương đã có nghiên cứu để báo cáo lại với Chính phủ có nên triển khai điện hạt nhân hay không?
“Hiện nay Bộ Công Thương đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.
Qua nghiên cứu, Bộ Công Thương cho rằng phát triển điện hạt nhân hiện nay là xu thế của thế giới để giải tỏa sức ép phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Đặc biệt hiện nay, nhiều quốc gia đã tăng công suất sản xuất điện hạt nhân cao gấp 2-3 lần so với trước đây. Điển hình là Nhật Bản, điện hạt nhân hiện chiếm 20-25% cơ cấu nguồn điện.
"Về công nghệ, quan niệm của Bộ Công Thương là sử dụng công nghệ kiểu mới, tiên tiến và đặc biệt là đã được áp dụng thực tiễn, đảm bảo tối đa an toàn. Điện hạt nhân phải đưa mức an toàn lên tối đa, rủi ro về 0", lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Để xác định thời điểm khởi động lại dự án điện hạt nhân, Bộ Công Thương cho biết đang phối hợp nghiên cứu sau đó báo cáo trình Chính phủ có chủ trương từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch điện khi đó mới có cơ sở tiếp tục triển khai.
-
Tập đoàn cung cấp 1/5 điện năng cho nền kinh tế Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam về năng lượng hạt nhân
Tập đoàn Rosatom hiện đứng đầu thế giới về danh mục dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ngoài với 34 tổ máy. Tại Nga, các nhà máy điện hạt nhân của Rosatom đang cung cấp 19,9% điện năng cho nền kinh tế.
-
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phát triển điện hạt nhân
Nhu cầu điện năm sau tăng khoảng 12-13% nên Thủ tướng yêu cầu ngành điện phải có giải pháp cụ thể để không thiếu điện. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.