Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3130/QĐ-BCT, chính thức quy định khung giá phát điện năm 2024 cho nhà máy thủy điện.
Theo đó, khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 được xác định là từ 0 - 1.110 đồng/kWh, chưa bao gồm các khoản thuế và phí liên quan như thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và thuế giá trị gia tăng.
Mức giá này không thay đổi so với khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2023.
Khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện năm 2024 từ 0 đến 1.110 đồng/kWh
Theo Bộ Công Thương, khung giá phát điện năm 2024 áp dụng cho đàm phán giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy thủy điện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị phát điện tiến hành đàm phán giá mua bán điện trên cơ sở khung giá đã ban hành, đảm bảo tuân thủ các phương pháp xác định giá phát điện và quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký là 28/11/2024, với sự chịu trách nhiệm thi hành quyết định của Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Được biết năm 2023, khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện cũng là 0 - 1.110 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế, phí liên quan. Trong khi đó, giá than là 1.808.000 đồng/tấn, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than là 0 - 1.559,70 đồng/kWh.
-
Sắp xóa bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và sản xuất
Bộ Công Thương sẽ xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó có giá hai thành phần, để tiến tới xóa bù chéo giữa các nhóm khách hàng.
-
Lộ trình áp dụng giá điện tính như cước điện thoại sẽ ra sao?
Cơ chế giá điện 2 thành phần sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho nhóm đối tượng sản xuất trong năm 2024 và mở rộng thí điểm vào năm 2025 khi có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như điều kiện để thực hiện.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....