Hình minh họa
Trong văn bản mới nhất, UBND tỉnh Bình Định đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương khảo sát lập quy hoạch thiết kế mở rộng cảng hàng không Phù Cát đạt cấp 4E.
Cụ thể, các hạng mục Bình Định đề xuất nâng câp bao gồm: đầu tư xây dựng mở rộng sân đỗ (từ 7 chỗ đậu hiện nay lên 14 chỗ đậu, với 11 chỗ đậu máy bay Code C và 3 chỗ đậu máy bay Code E); xây dựng mới nhà ga; đầu tư xây dựng thêm 1 đường băng mới (đường băng thứ 2) đạt cấp 4E từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu cho dân sự và quân sự.
Nếu được chấp thuận, Bình Định sẽ lập đề án cụ thể cũng như khảo sát về vốn và lựa chọn phương thức huy động vốn xã hội hóa. Tỉnh cũng sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng để triển khai đầu tư, quản lý vận hành.
Được biết, sân bay Phù Cát hiện đang khai thác 2 tầng và đường băng, phục vụ khoảng 600 hành khách giờ cao điểm. Về công suất thiết kế 2,5 triệu khách/năm, có khả năng mở rộng thêm công suất, đón được khoảng 5 triệu khách/năm.
Theo dự báo tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch đến năm 2025, Bình Định ước đạt 7,5 triệu khách, năm 2030 tăng lên 12 triệu khách. Với quy mô hiện tại, sân bay Phù Cát đã quá tải, nhất là dịp lễ, tết. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Định cho rằng việc nâng cấp, mở rộng sân bay Phù Cát là rất cần thiết.
Bình Định đang kỳ vọng xây dựng cảng hàng không này trở thành cảng quốc tế, tạo động lực giao thương thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và hành lang kinh tế Đông - Tây.
Sân bay Phù Cát là 1 trong 22 cảng hàng không do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý và khai thác. Đơn vị cho biết để đầu tư kết cấu hạ tầng cho 22 sân bay hiện hữu và 6 sân bay hình thành trong tương lai sẽ cần mức vốn lên tới 403.000 tỉ đồng. Đến nay, ACV mới cân đôi được 275.000 tỉ đồng. Đơn vị đề xuất huy động nguồn vốn xã hội hóa để bù đắp nguồn vốn nhu cầu còn thiếu.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 sẽ có 28 càng hàng không, tầm nhìn đến năm 2050 cả nước sẽ có 31 cảng hàng không.
-
Cần thêm 130.000 tỉ đồng để đầu tư hạ tầng hàng không
Theo quy hoạch hàng không giai đoạn 2021 – 2030, tổng mức vốn nhu cầu để đầu tư kết cấu hạ tầng 28 sân bay là 403.000 tỉ đồng. Hiện tại chỉ mới cân đối được 275.000 tỉ đồng, cần huy động thêm khoảng 128.000 tỉ đồng.
-
Lãnh đạo Quảng Trị muốn 3 năm nữa phải đưa sân bay 5.800 tỉ đồng vào vận hành
Lắng nghe Sở Giao thông vận tải báo cáo về việc triển khai dự án Cảng hàng không Quảng Trị, Chủ tịch tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung thực hiện những nhiệm vụ được phân công để đảm bảo tiến trình khởi công và triển khai thực hiện dự án,...
-
Mỹ đóng góp thêm 32 triệu USD vào dự án xử lí dioxin tại sân bay Biên Hòa
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao một hợp đồng thầu trị giá 32 triệu USD cho Công ty Tetra Tech của Hoa Kỳ (Mỹ) trong khuôn khổ dự án xử lý dioxin ở trong và quanh sân bay Biên Hòa.
-
Năm 2024 sẽ khởi công dự án gần 2.000 tỉ đồng xây nhà ga sân bay ở Quảng Bình
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Đồng Hới yêu cầu mức vốn khoảng 1.844 tỉ đồng. Đến nay dự án đang bước vào giai đoạn thiết kế kiến trúc, dự kiến sẽ phê duyệt phương án đầu tư trong tháng 10/2023, tiến tới khởi công xây dựng năm 20...