Ghi nhận thực tế của CafeLand những ngày này tại bến xe Miền Đông mới rất vắng lặng thay vì cảnh tấp nập người người đổ về mua vé, các tuyến xe hoạt động sôi nổi dịp cuối năm.
Khu vực sảnh chờ không một bóng hành khách, chỉ có một vài bảo vệ và nhân viên bến xe túc trực. Phía dưới hầm giữ xe máy cũng chỉ ít xe của người làm việc ở bến xe. Khu vực bãi đậu, chỉ có một vài chiếc xe khách, còn lại là các tuyến xe buýt hoạt động.
Một bảo vệ của bến xe cho biết, từ khi đi vào hoạt động từ giữa tháng 10/2020, bến xe Miền Đông mới vẫn chưa thể sôi động do chỉ mới khai thác giai đoạn 1 (TP.HCM đi các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc) và người dân chưa có thói quen ra bến xe mới mua vé vì quá xa.
Một đại diện của bến xe cho biết, hiện nay hành khách có nhu cầu đi lại từ TP.HCM về các tỉnh từ Quảng Trị trở ra Bắc có thể mua vé tại bến xe mới hoặc bến xe cũ. Nếu mua vé ở bến xe cũ thì hành khách có thể di chuyển bằng xe buýt hoặc xe trung chuyển của nhà xe ra bến xe mới để làm thủ tục xuất bến.
Bến xe miền Đông mới là một trong những hạ tầng quan trọng tại cửa ngõ khu Đông TP.HCM. Cùng với tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang xây dựng, bến xe này kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi cho hạ tầng thành phố Thủ Đức.
Dự án bến xe Miền Đông mới được xây dựng trên khu đất rộng 16 ha, nằm dọc mặt tiền xa lộ Hà Nội thuộc phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Công trình gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng; khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng); khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng); và khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng). Tổng vốn đầu tư của bến xe miền Đông mới là hơn 4.000 tỉ đồng.
Theo kế hoach, TP.HCM sẽ cho xây dựng dự án cầu vượt, hầm chui trước bến xe miền Đông mới có số vốn đầu tư gần 450 tỉ đồng. Cụ thể, dự án bao gồm xây cầu vượt số 3 gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông; Xây cầu vượt số 4 gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương.
Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải quốc lộ 1 rộng 8m, dài 670m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái quốc lộ 1 rộng 8m, dài 350m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM. Đồng thời, 1 cầu bộ hành rộng 4m vượt qua xa lộ Hà Nội tại gần vị trí ga metro Bến xe miền Đông cũng sẽ được hình thành nhằm đảm bảo an toàn, tạo điều kiện tốt nhất kết nối hành khách từ ga metro đi vào khu vực bến xe.
-
Sau 5 lần trễ hẹn, bến xe miền Đông mới sẽ đi vào hoạt động từ ngày 10/10
CafeLand – Bến xe miền Đông mới sẽ đi vào hoạt động từ ngày 10/10, phục vụ các chuyến xe từ Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc.








-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....
-
Bất động sản TP.HCM dần hồi phục nhưng một phân khúc lại mất hút
TP.HCM gần như không còn nhà ở có giá vừa túi tiền, đặc biệt là loại căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m2. 06 tháng đầu năm 2025, thành phố chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại với 3.353 căn nhà cao cấp đủ điều kiện huy động vốn....
-
Giá thuê khách sạn TP.HCM chạm đỉnh trước dịch, phân khúc 5 sao lên 4 triệu/đêm
Các chính sách nới lỏng thị thực và các đường bay thẳng mới đã thúc đẩy sự phục hồi của thị trường khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP.HCM.