Bên cạnh những ưu điểm về cường độ nén, dẻo dai, chống cháy và chống ăn mòn… chi phí sản xuất cao là trở ngại lớn nhất của việc ứng dụng bê tông siêu tính năng UHPC trong lĩnh vực xây dựng.

Đẩy mạnh sử dụng bê tông UHPC trong xây dựng là mục tiêu mà ngành Xây dựng đặt ra trong trong hội thảo “Công nghệ bê tông siêu tính năng (UHPC) ứng dụng tại Việt Nam” được Hội Bê tông Việt Nam và Viện Khoa học công nghệ xây dựng tổ chức mới đây.

Theo Hội Bê tông Việt Nam, bê tông siêu tính năng UHPC đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, bê tông UHPC và công nghệ UHPC còn khá mới lạ và chưa được ứng dụng phổ biến.

Tại hội thảo, Hội Bê tông Việt Nam đã cung cấp đầy đủ hơn những thông tin về bê tông siêu tính năng UHPC và những cơ hội cũng như những thách thức trong việc đẩy mạnh ứng dụng UHPC ở Việt Nam.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bê tông siêu tính năng tại Việt Nam

Được biết, bê tông siêu tính năng UHPC là vật liệu composite gốc xi măng bao gồm các thành phần dạng hạt tối ưu, tỷ lệ nước so với vật liệu gốc xi măng nhỏ hơn 0,25 và có chứa cốt sợi phân bố không liên tục.

Theo đó, các đặc tính cơ học của bê tông UHPC bao gồm cường độ chịu nén lớn hơn 150Mpa và độ bền nén sau nứt lớn hơn 5Mpa. UHPC có cấu trúc lỗ rỗng không liên tục giúp giảm sự xâm nhập của nước, tăng cường đáng kể độ bền so với các loại bê tông thông thường khác.

Trong xây dựng, nhiều ưu điểm cường độ nén và kéo uốn cao, độ dẻo dai tốt, có thềm chảy dẻo, không cháy, chống thấm và khả năng chống ăn mòn nên bê tông UHPC thường được sử dụng cho kết cấu và phi kết cấu như hạ tầng giao thông, kiến trúc, sửa chữa, xây dựng công trình.

Cũng chính vì có nhiều tính năng vượt trội so với bê tông cốt thép thông thường nên UHPC nhận đang được nhiều người quan tâm sự quan tâm và có nhiều triển vọng ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, Hội Bê tông Việt Nam cho rằng vẫn còn một số hạn chế đối với UHPC đó là Việt Nam hiện chưa nắm vững công nghệ về UHPC, giá thành sản xuất cao nên thường hiệu quả hơn đối với những công trình lớn.

Trước đó, trong “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050” có đề cập tới việc đẩy mạnh đầu tư các nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông các để phục vụ nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu...

Ngoài ra, Việt nam cũng ưu tiên phát triển và áp dụng rộng rãi các loại bê tông cường độ cao trên 100Mpa; các sản phẩm cấu kiện bê tông tiền chế, lắp ghép theo modul, bản mỏng, tiết diện nhỏ; bê tông bền với môi trường biển, bê tông chịu nhiệt, bê tông thích ứng với biến đổi khí hậu, bê tông in 3D. Như vậy, UHPC với cường độ từ 120Mpa trở lên được ưu tiên nghiên cứu phát triển và ứng dụng tại Việt Nam.

Hiện nay, bê tông UHPC đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, từ năm 2016 đến nay đã có hơn 50 cầu UHPC được xây dựng ở 17 tỉnh, thành, với độ dài nhịp cầu từ 8-20m. Dự kiến trong năm 2023, cả nước sẽ xây dựng thêm khoảng 60 cầu. Đặc biệt, UHPC cũng đã được sử dụng trong dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

  • Dư thừa cọc bê tông dự ứng lực ở mức báo động

    Dư thừa cọc bê tông dự ứng lực ở mức báo động

    Có khoảng 60-65% sản phẩm cọc bê tông dự ứng lực dùng cho công trình bất động sản. Tuy nhiên, với việc thị trường bất động sản suy yếu đã khiến nguồn cung loại vật liệu này dư thừa ở mức báo động.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.