02/01/2013 7:50 AM
Để vực dậy thị trường BĐS gần như đóng băng cùng với việc chủ đầu tư giảm giá, nhiều ngân hàng đã vào cuộc với những vốn vay ưu đãi. Thêm vào đó nhiều gói kích cầu hỗ trợ được đưa ra nhưng nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá rút rè trong việc rút hầu bao trở lại thị trường.

Rụt rè rút hầu bao

Càng về cuối năm những chương trình khuyến mại giảm giá của nhiều chủ đầu tư được đưa ra ngày càng hấp dẫn với hy vọng hút được nguồn vốn cuối năm của người dân. Những bảng giá giảm 20 – 30% được rao bán ngày càng nhiều. Mức giá mền được đưa ra dao động chủ yếu từ 20 – 25 triệu đồng/m2.

Thêm vào đó, nỗ lực giải cứu thị trường BĐS được ghi nhận từ chính Ngân hàng nhà nước (NHNN). Theo đó, dự kiến NHNN sẽ bơm khoảng 20-40 nghìn tỷ đồng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm, ưu tiên các dự án nhà ở xã hội, người thu nhập thấp vay mua nhà. Nhưng không đợi đến thời điểm này các ngân hàng mới vào cuộc gỡ rối cùng BĐS mà trước đó cùng với việc chủ đầu tư giảm giá các ngân hàng cũng đã lên tiếng góp sức bằng những ưu đãi về vốn vay và lãi suất.
Sự đóng băng với những “cú sốc” của thị trường khiến nhà đầu tư khi rút hầu bao quay lại thị trường.

Tại dự án Indochine Plaza Hanoi (IPH) từ ngày 4/7 đến 4/8 Vietcombank đã từng công bố gói lãi suất 0% trong 12 tháng cho khách hàng vay mua căn hộ.

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay với số tiền tối đa bằng 85% giá trị căn hộ với lãi suất trong 6 tháng đầu là 12%/năm với khách hàng mua căn hộ tại Discovery Complex.

Techcombank cũng vào cuộc hỗ trợ khách hàng mua nhà tại Mandarin vay vốn với số tiền bằng 70% giá trị căn hộ với mức lãi suất 12% trong 6 tháng…

Dù đón nhận những chuyển biến mới trên thị trường nhưng đến nay nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá rụt rè mở hầu bao.
Anh Minh ở Mỹ Đình – Từ Liêm cho biết: “Những con số khuyến mại giảm giá được các chủ đầu tư liên tục đưa ra nhưng với mức giá “trên trời” được xác lập trong suốt thời gian qua vẫn làm tôi đắn đo liệu đây đã là giá trị thực?”.

Có nhu cầu mua nhà với khoảng vài trăm triệu vay vốn ngân hàng anh Huy Thắng (Định Công – Hoàng Mai) băn khoăn: “Nhìn vào những gói lãi suất của ngân hàng có vẻ rất hấp dẫn, rất ưu đãi nhưng tính ra khoản ưu đãi đó kéo dài nhất cũng chỉ đến 1 năm ngay sau đó sẽ được điều chỉnh. Nếu không chủ động thì khách hàng vẫn không thể theo kịp. Nên chúng tôi phải cân nhắc lại việc hỗ trợ vay vốn này”.

Những băn khoăn về giá, những tính toán về vốn vay cũng là lo lắng của nhiều khách hàng có nhu cầu mua nhà thực sự. Sự đóng băng với những “cú sốc” của thị trường dường như vô hình đặt ra sự rụt rè, cân nhắc của nhà đầu tư khi rút hầu bao quay lại thị trường.

Khơi dậy thị trường từ niềm tin

Đối với khách hàng của thị trường BĐS những “hợp đồng ma”, “lời hứa suông” đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Hàng loạt các dự án “đắp chiếu” vì đói vốn, doanh nghiệp loay hoay với bài toán tài chính trang trải cho các dự án, khách hàng cũng đau đầu chuyện tiến độ.

Cho khách hàng nếm quá nhiều “trái đắng” các doanh nghiệp BĐS đã tự đánh mất đi niềm tin của nhà đầu tư, người mua, đẩy họ xa hơn với thị trường.

Cơ cấu lại BĐS cũng phải xuất phát từ việc vực dậy niềm tin của nhà đầu tư

Theo các chuyên gia bất động sản, điều quan trọng nhất của các chủ đầu tư bất động sản là phải thực sự tôn trọng khách hàng, phải lấy lại niềm tin nơi khách hàng bởi chính họ là người kéo thị trường ra khỏi sự “bất động” như hiện nay.

Nhìn nhận về vấn đề này, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đánh giá, hiện niềm tin của người tiêu dùng, các đối tượng tham gia thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp bất động sản đối mặt với hàng tồn kho nợ xấu, lãi suất cho vay cao. Do đó vấn đề cấp bách là phải cải thiện niềm tin của mọi đối tượng vào thị trường bất động sản thông qua kích thích tăng trưởng đầu tư công, quyết toán các công trình hạ tầng cơ sở dở dang...

Với những nỗ lực từ Chính phủ, sự góp sức của các bộ từ Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đến Ngân hàng nhà nước sẽ thúc đẩy quá trình chuyển biến trên thị trường BĐS. Thị trường sẽ khởi sắc khi niềm tin được khơi dậy. Nhưng làm sao để nhóm lại ngọn lửa niềm tin ấy câu trả lời vẫn còn nằm ở kế hoạch.

  • 3 tuyến đường đắt nhất TP HCM

    3 tuyến đường đắt nhất TP HCM

    Từ ngày 1/1/2013, giá đất mặt tiền cao nhất tại TP HCM vẫn thuộc về 3 tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ (quận 1) ở mức 81 triệu đồng mỗi m2. Từ năm 2008 đến nay giá đất vàng không đổi trong suốt 5 năm qua. <br/br>

  • Bài 1: Nhà máy bia trăm tỷ phá sản, ‘đất vàng’ bỏ hoang

    Bài 1: Nhà máy bia trăm tỷ phá sản, ‘đất vàng’ bỏ hoang

    Từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm con em địa phương... khi nhà máy bia Toàn Cầu đi vào hoạt động. Nhưng rồi việc dự án này đã phải dừng lại, gần 30.000m2 “đất vàng” phải bỏ hoang trong nhiều năm khiến người dân bức xúc. <br/br>

  • Quý I/2013, các địa phương phải hoàn tất kế hoạch hỗ trợ nhà ở người có công

    Quý I/2013, các địa phương phải hoàn tất kế hoạch hỗ trợ nhà ở người có công

    Với quyết tâm hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trong năm 2013, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

Theo Hồng Khanh (VietNamNet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.