Nếu
khai thác hiệu quả những điều kiện phát triển KT-XH, trở thành một
trung tâm du lịch, giao thương đúng nghĩa, Đà Nẵng chắc chắn sẽ thu hút
được đông đảo người dân nơi khác như Hà Nội, TPHCM đến sống. Và như vậy,
sự trầm lắng trên thị trường BĐS Đà Nẵng hiện nay là sự ảnh hưởng trầm
lắng chung của toàn thị trường và được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại trong
thời gian ngắn.
Không bị “thổi giá”
Theo ông Đàm Quang Tuấn - Chủ tịch Hiệp
hội BĐS Đà Nẵng, dù thế nào, thị trường BĐS Đà Nẵng cũng khó có sự đổ vỡ
hoặc “lao dốc”. Chỉ trong một thời gian ngắn, với những lợi thế của
mình, thị trường trọng điểm miền Trung này nhiều khả năng sớm hồi phục
và trở nên sôi động hơn.
Căn cứ để đưa ra nhận định này, theo ông Tuấn là do Đà Nẵng có những tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển thị trường BĐS mà không nhiều địa phương trên cả nước có được, trong đó lợi thế lớn nhất phải kể đến chính là sở hữu một bãi biển dài, được đánh giá là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh, ngay gần trung tâm thành phố làm tăng sức hút của Đà Nẵng đối với người dân, du khách và các nhà đầu tư, tạo nên tiền đề và động lực cho việc phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và sinh thái.
Điều quan trọng nhất với các nhà đầu tư
là do mới hình thành và đi vào hoạt động, nên giá BĐS Đà Nẵng so với mặt
bằng chung trên toàn quốc được đánh giá là còn rất rẻ. “Bất chấp sự chú
ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dẫn đến nhu cầu về BĐS tăng
cao, tạo nên một mặt bằng giá mới tại Đà Nẵng với mức tăng trung bình
khoảng 30 - 40%, nhưng theo tôi, vẫn là một mức tăng vừa phải đối với
BĐS, lĩnh vực vốn được coi là ngành đặc biệt” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng cho rằng, việc tăng giá
BĐS của Đà Nẵng thời gian qua chỉ là sự điều chỉnh hoàn toàn hợp lý và
cần thiết, phù hợp với xu thế chung và là sự nhìn nhận thực tế của khách
hàng, các nhà đầu tư đối với giá trị thật của BĐS Đà Nẵng chứ không hề
có hiện tượng “thổi giá” như nhiều nguồn tin trên thị trường.
Ảnh: Bình An.
Sẽ bứt phá trong ngắn hạn
Ông Tuấn thừa nhận, đúng là hiện nay BĐS Đà Nẵng đang rơi vào tình trạng đóng băng. “Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi thì không có bất cứ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào mà không có lúc thăng lúc trầm, và BĐS càng không là ngoại lệ, BĐS Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng chung trên toàn quốc và điều đó cũng rất dễ lý giải” - ông Tuấn nói.
Phân tích cho luận điểm này, ông Tuấn
cho rằng, tại thời điểm này, Đà Nẵng hay bất cứ địa phương nào trên cả
nước cũng đều bị ảnh hưởng bởi chính sách của Chính phủ thắt chặt tín
dụng, cộng với lạm phát tăng cao làm hạn chế dòng tiền đầu tư vào BĐS,
ảnh hưởng lớn đến sức mua của các nhà đầu tư.
Tiếp đến, do người dân Đà Nẵng thu nhập
chưa cao, dân số ít, đất đai còn khá rộng nên nhu cầu về nhà ở không
nhiều, lượng khách hàng tham gia thị trường BĐS Đà Nẵng chủ yếu đến từ
Hà Nội, TPHCM và các tỉnh thành khác. Khi BĐS Hà Nội đi vào giai đoạn
khó khăn, trầm lắng đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư,
buộc họ thận trọng và dè dặt hơn, làm cho nhu cầu giảm rõ rệt.
“Tuy vậy, tôi vẫn cho rằng đây chỉ là giai đoạn khó khăn nhất thời. Chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, với những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế như: Lãi suất tiền gửi giảm, giá vàng, USD ổn định cùng một số chính sách hợp lý của Chính phủ và địa phương thì chắc chắn nhiều người sẽ quay lại và đầu tư vào BĐS Đà Nẵng, một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả với một thị trường tăng trưởng và ổn định. Khi đó với những lợi thế về địa lý, sự tăng trưởng về kinh tế, sự ổn định về xã hội cộng với ưu thế giá rẻ sẽ đưa BĐS Đà Nẵng bứt phá đi lên” - ông Tuấn khẳng định.