Ngành thép bắt đầu "ngấm đòn" khủng hoảng bất động sản
Theo đó, cuộc khủng hoảng mà các ông lớn bất động sản (BĐS) phải đối mặt có thể kéo dài đến hết năm 2022, liên tục làm suy yếu nhu cầu thép của Trung Quốc trong năm nay.
Nhu cầu thép theo đó đã giảm đáng kể do nhu cầu từ hoạt động xây dựng giảm bớt, vốn chiếm hơn một nửa lượng tiêu thụ sắt thép. Cùng với đó, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất thép cũng bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.
Bất động sản suy thoái đẩy ngành thép Trung Quốc ‘lâm nguy’
Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thép thô của Trung Quốc đã giảm 3,8% xuống còn 72,29 triệu tấn vào tháng 3/2022 trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản chậm lại.
Lĩnh vực thép chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các nhà phát triển BĐS đã thu hồi các khoản đầu tư vào nhiều dự án. Các doanh nghiệp muốn duy trì lượng tiền mặt cần thiết khi mà một loạt quy định vay mượn chặt chẽ hơn đã được ban hành.
Hiện nay, giá trị bán bất động sản trong tháng 3/2022 của Trung Quốc đã giảm 26,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục giảm so với mức giảm 19,3% so với tháng 1 đến tháng 2, theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia.
Được biết, lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu thép Trung Quốc. Tỷ trọng sẽ cao hơn đáng kể nếu nhu cầu thép từ các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, chẳng hạn như thiết bị gia dụng và máy móc kỹ thuật, cũng được tính vào.
Từ thịnh vượng thành sa sút
Sự sụt giảm trong lĩnh vực xây dựng bất động sản đã kéo theo sản lượng tiêu thụ thép tổng thể của Trung Quốc giảm mạnh.
Trong tháng 4, nhu cầu thép của Trung Quốc có thể sẽ giảm hơn nữa trong bối cảnh các hạn chế liên quan đến dịch Covid-19, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động xây dựng và sản xuất.
Hiện sản lượng bán hàng các sản phẩm thép như thép cây, thép cuộn, thép cuộn cán nóng và các loại khác đã giảm 3% trong tuần này so với tuần trước đó. Tuy nhiên, bất chấp nhu cầu giảm, các nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục tăng sản lượng khi chính phủ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.
Nhu cầu thép trong nước suy giảm, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà máy thép của Trung Quốc dự kiến sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực.
Được biết, Trung Quốc hiện đang là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép các loại của Việt Nam với 4,96 triệu tấn, trị giá 4,38 tỷ USD, chiếm 40,3% về lượng và 38% về tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước trong năm 2021.
Mặc dù giá thép ở Trung Quốc đang diễn biến theo chiều hướng giảm do nhu cầu về thị trường, tác động từ giá thành nguyên liệu sản xuất. Tại thị trường Việt Nam, giá thép xây dựng hôm nay vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao sau đợt tăng giá vào giữa tháng 3 vừa qua.
Từ đầu năm 2022, giá thép trong nước liên tục tăng giá mạnh lên hơn 19 triệu đồng/tấn và chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao đã khiến giá thép bị đẩy lên cao.
-
Giá thép ở Trung Quốc giảm ngay trong mùa cao điểm
Giá thép thanh vằn và thép cuộn cán nóng của Trung Quốc giảm đáng kể mặc dù đang trong mùa cao điểm của thị trường bất động sản.