27/12/2011 12:42 AM
2011 là năm ảm đảm của thị trường bất động sản. Kỳ vọng thị trường ấm lên vào cuối năm như quy luật hàng năm đã không đến vào năm nay. Một trong những nút thắt quan trọng là tín dụng bị thắt chặt, khiến dòng tiền đổ vào bất động sản giảm. Thêm vào đó, dù giá có giảm, nhưng vẫn chưa về mức hợp lý để cung gặp cầu. Tái cấu trúc thị trường, trong đó có tái cấu trúc hàng hóa là một giải pháp trọng tâm giúp thị trường bất động sản ấm lên trong thời gian tới.

Nhìn lại một năm qua, có thể thấy dấu ấn quan trọng nhất của thị trường bất động sản chính là những đợt giảm giá bán. Những đợt sóng đại hạ giá trên thị trường bất động sản trong năm được đánh giá là những tín hiệu vui cho người tiêu dùng và bất động sản đang tiến dần về giá trị thực.


Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự ảm đạm của thị trường. Thứ nhất là dù giảm giá, nhưng giá nhiều mặt hàng bất động sản quá cao, chưa về với giá mà người mua kỳ vọng. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn, đó là việc chính sách tín dụng siết chặt cho vay theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Bất động sản được coi là lĩnh vực phi sản xuất, nên ngân hàng phải quy định hệ số rủi ro rất cao, lên đến 250%, và giới hạn tín dụng cho vay đến cuối năm của lĩnh vực phi sản xuất của ngành ngân hàng cũng chỉ 16%. Có thể thấy, năm 2011, với những khó khăn ấy, đang thực sự sàng lọc gay gắt các chủ đầu tư bất động sản.


Điều đáng nói là tình hình khó khăn này sẽ còn tiếp diễn đến năm 2012, khi tín dụng cho lĩnh vực bất động sản vẫn bị siết chặt. Vậy lối thoát nào cho thị trường bất động sản năm 2012? Theo Chủ tịch câu lạc bộ bất động sản Hà Nội Nguyễn Hữu Cường, đây chính là thời điểm tái cấu trúc chính các doanh nghiệp bất động sản, để doanh nghiệp khẳng định giá trị của chính mình.


Song song tái cấu trúc các công ty, doanh nghiệp bất động sản, thì còn cần tái cấu trúc mặt hàng, tái cấu trúc dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản. Đặc biệt là cần tạo ra các nhóm nhà ở có giá phù hợp hơn với người có nhu cầu. Nhưng, đi kèm theo đó, cần có sự hỗ trợ của Chính phủ về vốn. Điều mà thị trường bất động sản hưởng ứng, đó là Chính phủ đã tạo điều kiện cho dòng vốn tín dụng đổ vào các phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, trung bình, nhà ở xã hội. Theo chuyên gia Đặng Hùng Võ, việc tái cơ cấu thị trường bất động sản cũng là việc phải làm trong mối quan hệ với việc tái cơ cấu của thị trường tiền tệ với các hoạt động của ngân hàng. Đây là một trọng tâm tái cơ cấu và hy vọng tác động tích cực của quản lý đối với thị trường để giải quyế nghịch cảnh của thị trường bất động sản hiện nay về vấn đề vốn để làm cho thị trường bất động sản ổn định hơn.


Song song với cơ cấu lại dòng tiền, mặt hàng vào thị trường bất động sản, một yếu tố cũng rất được người mua quan tâm, đó là chất lượng và tiến độ các sản phẩm bất động sản. Do đó, ở góc độ doanh nghiệp, các chủ đầu tư cũng đã xác định chiến lược phát triển trong dài hạn, biết chấp nhận giảm lợi nhuận, chia sẻ lợi ích với khách hàng.


Tái cấu trúc và xem xét lại quy hoạch là vấn đề lâu dài đối với thị trường bất động sản. Nhưng trước mắt, để thoát khỏi sự lình sình hiện nay, cách duy nhất là các chủ đầu tư phải hạ giá hơn nữa các sản phẩm bất động sản của mình. Vấn đề không phải là giảm 30% hay 50%, mà là giảm về giá trị thực hay chưa, hay ít nhất là về mức mà người mua có thể trả được. Theo thống kê, giá BĐS nước ta hiện đang đứng hàng đầu thế giới, ngang với Mỹ, Hong Kong, Singapore là điều hết sức vô lý. Theo tính toán của một chuyên gia bất động sản, chưa tính giá đất, giá chung cư là khoảng 6 triệu đồng/m2. Tiền sử dụng đất với nhà chung cư chỉ khoảng 10%. Do đó, nếu bán với giá 15 – 16 triệu đồng/m2 thì vẫn quá đắt. Thêm nữa, suốt một thời gian dài, các chủ đầu tư đã.
Theo Hà Nho (Đại biểu nhân dân)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.