Ảnh minh hoạ
Nhộn nhịp khu vực xa trung tâm
Đây là khu vực được đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng. Các chủ đầu tư tại khu vực này đã định hướng đúng phân khúc sản phẩm khi tập trung vào căn hộ trung cấp và bình dân, đáp ứng nhu cầu mua nhà ở thực của người dân.
Giá bán tại khu vực phía tây năm 2019 có mức tăng đáng kể khi đạt 1,600-1,700 USD/m2 tăng khoảng 15% so với năm 2015.
Sau một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường căn hộ bán tại Hà Nội được dự báo sẽ chuyển sang giai đoạn phá triển ổn định. Với việc quỹ đất trong nội thành đang khan hiếm, các chủ đầu tư đang mở rộng dự án sang các khu vực lân cận.
Nguồn cung căn hộ bán tại thị trường Hà Nội trong năm 2020 và 2021 dự kiến sẽ vào khoảng 33.000 căn hộ, chủ yếu đến từ các khu đô thị quy mô lớn. Phân khúc trung cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường với tỷ trọng khoảng 80-85% tổng nguồn cung. Về doanh số bán hàng, số lượng căn hộ bán được dự kiến đạt khoảng 30,000 căn hộ, tập trung ở những đối tượng mua nhà ở thực.
Theo KBSV, với nguồn cung duy trì ở mức cao, giá bán phân khúc trung cấp và bình dân dự kiến chỉ tăng nhẹ trong khoảng 1-2%, phân khúc cao cấp tăng khoảng 4%. Phân khúc hạng sang do không có dự án nào được mở bán trong ba năm gần đây nên giá bán dự báo sẽ tăng cao, dao động ở mức hơn 4,500USD/m2.
Điều đáng chú ý tại thị trường Hà Nội trong năm 2019 là thị trường đón nhận 4.199 căn biệt thự, nhà phố, trong đó 3.853 căn hộ đã được bán.
“Doanh số bán hàng khả quan với tỷ lệ hấp thụ qua các quý đều duy trì trong mức 85-90% cho thấy sự đón nhận của thị trường với dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự. Nguồn cung chủ yếu đến từ khu vực phía tây và các dự án mở bán mới tại các quận/huyện Hoài Đức, Hà Đông và Đan Phượng”, báo cáo của KBSV cho biết.
Đơn vị này cho rằng, việc nguồn cung căn hộ ngày càng khan hiếm, cùng với giá bán tăng cao, khiến người dân có xu hướng đầu tư vào các căn hộ có vị trí xa trung tâm với mức giá tương đương nhằm mục đích đón đầu những cải thiện về cơ sở hạ tầng, kế hoạch mở rộng và xây dựng thêm các trục đường chính kết nối với trung tâm thành phố.
Tiềm năng bất động sản vùng ven
KBSV cho biết, một số thị trường trọng điểm như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên đã khai thác thế mạnh đặc trưng và trở thành tâm điểm đầu tư với nguồn cung bất động sản hàng đầu khu vực.
Trong đó, thị trường bất động sản Quảng Ninh và Hải Phòng được hưởng lợi từ hàng loạt công trình trọng điểm như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng hàng không Cát Bi, thu hút sự có mặt của nhiều chủ đầu tư lớn.
Trong khi đó, các dự án khu dân cư tại Bắc Ninh, Hải Phòng và Hưng Yên phát triển mạnh mẽ nhờ sự phát triển của các KCN, thu hút nguồn lao động lớn đến làm việc tạo ra nhu cầu về nhà ở.
Theo đánh giá của KBSV, thị trường bất động sản tại các tỉnh dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2020 và các năm tới do quỹ đất tại Hà Nội và TP.HCM ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, khu vực các tỉnh vẫn còn quỹ đất lớn với chi phí thấp hơn, thủ tục đầu tư dễ dàng hơn.
Mặt khác, giá cả và pháp lý là những yếu tố cân nhắc của người mua nhà. Cùng với đó là sự thay đổi tích cực của cơ sở hạ tầng, dễ dàng kết nối tới các các tỉnh, thành phố giúp rút ngắn thời gian di chuyển.
“Tuy nhiên, thị trường các tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi các dự án về hạ tầng đều là các dự án có quy mô lớn, cần triển khai trong nhiều năm. Cùng với đó là tác động tiêu cực từ tình trạng phân lô bán nền, lập dự án “ma” trên đất nông nghiệp xảy ra trong năm 2019 đã ảnh hướng tới tâm lý của người mua nhà”, KBSV nhận định.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), cho biết năm 2019, thị trường bất động sản Hà Nội đã chứng kiến sự giảm sút mạnh về nguồn cung sản phẩm mới và sự “leo thang” về giá bán.
Số liệu thống kê cho thấy, toàn thị trường trong năm 2019 đã giảm 24% nguồn cung mới, trong khi đó giá bán lại tăng bình quân 8%.
“Với những diễn biến của thị trường từ đầu năm đến nay và ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, dự báo năm 2020 tiếp tục là năm khó khăn cho thị trường bất động sản Hà Nội. Nếu như tình trạng này không sớm được cải thiện, thì nhiều khả năng Hà Nội sẽ thiếu hàng trầm trọng vào năm 2021”, ông Đính dự báo.
Nhìn nhận ở góc độ lạc quan hơn, ông Dương Đức Hiển, đại diện MIK Group, cho rằng đối với bất động sản thì nhu cầu ở vẫn rất lớn và mức ảnh hưởng của Covid-19 có thể gián tiếp hơn. Tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, có thể xảy ra khủng hoảng cục bộ ở một vài địa phương chứ không xảy ra trên diện rộng cả nước.
Còn theo đánh giá của CBRE, khi dịch bệnh được khống chế, khả năng các chủ đầu tư sẽ đồng thời tung sản phẩm ra thị trường. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong nửa cuối năm nay.
Trong giai đoạn 2015-2019, thị trường chứng kiến sự bùng nổ của các dự án với số lượng căn hộ mở bán mới cao nhất, đạt 35.000 căn hộ với phân khúc trung cấp mở rộng, cao hơn 2 lần giai đoạn 2010-2014 với khoảng 14,800 căn hộ. Trong năm 2019, diễn biến thị trường cho thấy dòng sản phẩm nhà phố, biệt thự, nguồn cung chủ yếu đến từ khu vực phía tây thành phố. |
-
Chuyển động của thị trường bất động sản Hà Nội sau 10 năm
Sau 10 năm, cùng với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hoá, quan điểm của người dân thay đổi, thị trường bất động sản đã chuyển mình rõ rệt. Thị trường Hà Nội đang mở rộng về phía Đông và phía Bắc sau khi phát triển nhanh ở khu vực phía Tây.
-
SK Group đăng ký bán gần 51 triệu cổ phiếu Vingroup
Tập đoàn Hàn Quốc đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu của Vingroup, không còn là cổ đông lớn khi chỉ nắm 4,72% vốn.
-
Những chung cư cũ hơn 50 tuổi tại quận Hai Bà Trưng sẽ được cải tạo trong năm 2025
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành thông báo số 7 về kết luận của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng....
-
Hà Nội thu tiền sử dụng đất được hơn 51.000 tỷ đồng, bằng 10% tổng thu ngân sách thành phố
Đây là kết quả nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024.