Sang trọng bỏ hoang
Khác với thị trường phía Nam, dân đầu cơ bất động sản phía Bắc được tiếng là có độ "lì" cao. Thế nên, dù thị trường đóng băng, nhưng ngoại trừ những khu vực dự án trước đây từng bị thổi giá lên quá cao, giá đất nền ở các khu đô thị đã có tiếng của Hà Nội như: Trung Hòa Nhân Chính, Ciputra, Văn Quán, Nam Trung Yên... gần như chỉ đứng yên, chứ không chịu giảm. Bất chấp không có người mua, nhiều lô biệt thự vẫn được chào bán với giá 30-40 tỷ đồng/căn. Rất dễ gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng những mẩu chào bán kiểu như "biệt thự rộng gần 200 m2 xây 3 tầng mặt phố Nguyễn Thị Định (Trung Hòa Nhân Chính) giá 53 tỷ đồng/căn"; "Biệt thự Ciputra 217-230m2, có "sổ đỏ", giá 160-170 triệu đồng/m2". Tại các khu đô thị mới xa trung tâm hơn như: Văn Quán, Mỹ Đình… giá biệt thự đứng ở mức từ 100-200 triệu đồng/m2; khu Pháp Vân - Tứ Hiệp khoảng 70-80 triệu đồng/m2; Linh Đàm trên 100 triệu đồng/m2; Việt Hưng gần 60 triệu đồng/m2.
Chính vì giá vẫn trên trời như vậy nên giao dịch đất nền tại các khu đô thị nói trên trong thời điểm này rất hiếm. "Với lãi suất ngân hàng cao như hiện nay, cộng thêm việc siết chặt tín dụng vay mua bất động sản, chắc chả ai dại gì mang mấy chục tỷ đi đầu tư mua biệt thự"- anh Quang, một nhân viên môi giới bất động sản tại Khu đô thị mới Linh Đàm nói.
Nhỏ, rẻ ăn khách
Trong khi các dự án đô thị lớn vốn một thời "nóng
rẫy", giờ hầu như không có giao dịch, mảng căn hộ chung cư tư nhân ở Hà
Nội vẫn hoạt động khá sôi nổi, cả ở các quận nội thành và một số huyện
vùng ven như: Từ Liêm, Hoài Đức...
Không những giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn, nhà nhỏ còn đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho đại đa số người dân thành thị |
Hiện nay, căn hộ chung cư cũ ở các phố trung tâm Hà
Nội như: Lý Nam Đế, Hàng Vôi, Nguyễn Thái Học, Hai Bà Trưng, Hàng Bún,
Phạm Hồng Thái, Ngô Tất Tố, Nguyễn Trường Tộ… có tuổi đời đến gần 50 năm
cũng được rao bán với giá trên dưới 50 triệu đồng/m2, thậm chí có nơi
tới 60 triệu đồng/m2. Sở dĩ, giá chung cũ ở khu vực nội thành đắt như
vậy vì số đông người dân vẫn có tâm lý ngại ở các khu đô thị mới, xa
trung tâm, không thuận tiện cho việc đi làm, con cái đi học, thiếu cơ sở
hạ tầng như: y tế, chợ búa, siêu thị, khu mua sắm, trung tâm giải trí
và hay tắc đường, úng ngập. Thêm vào đó, nếu cũng số tiền đó đem mua căn
hộ chung cư mới phải ra tận Từ Liêm, Hà Đông mới mua được nhà. Anh Dũng
phân tích: "Người trong phố ở chật chội đến mấy vẫn chịu vì họ thường
ngại chuyển ra nơi xa có diện tích rộng hơn, nhưng khác biệt về thói
quen sống. Còn để mua nhà đất mới ở nội đô thì quá đắt nên chung cư cũ
thường được lựa chọn".
Chuyển hướng căn hộ nhỏ
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa trình Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng nhìn nhận thực tế: "giá cả bất
động sản tăng cao, vượt quá khả năng về tài chính của một bộ
phận lớn dân cư, đã dẫn đến sức ép về nhà ở ngày càng tăng,
đặc biệt là nhà ở tại khu vực đô thị. Các đối tượng là công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước,
những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp rất khó khăn
trong việc tạo lập nhà ở cho bản thân và gia đình".
Các dự án đô thị lớn vốn một thời "nóng rẫy" giờ hầu như không có giao dịch, mảng căn hộ chung cư tư nhân ở Hà Nội vẫn hoạt động khá sôi nổi, cả ở các quận nội thành và một số huyện vùng ven |