Còn nhiều dư địa để bất động sản miền Trung tăng tốc.
Vẫn còn nhiều dư địa
PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho biết miền Trung có lợi thế về du lịch. Nhưng trong đợt tái phát dịch vừa qua, khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề, hàng loạt dự án đứng im.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, kinh tế miền Trung sôi động trở lại với nhiều hoạt động.
“Thanh Hoá khởi đầu và bùng nổ, vào sâu hơn nữa đến Đà Nẵng với lĩnh vực du lịch và logistics cũng phát triển mạnh mẽ. Tiếp đó là sự trở lại của Bình Định với những dự án lớn của Hưng Thịnh. Sau đó nữa là Ninh Thuận phát triển mạnh với năng lượng tái tạo và du lịch biển. Đặc biệt, Bình Thuận có sự phát triển của nhiều sự án lớn đến từ các nhà đầu tư lớn”, ông Thiên nói.
Ông Thiên cho rằng dường như đang có cuộc đổ bộ của các nhà đầu tư vào khu vực này. Điều này sẽ tạo ra làn sóng đầu tư lớn.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc C&W Việt Nam, cho rằng mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có những thông tin tích cực. Riêng khu vực miền Trung đã có một điểm nóng. Đó là tiếp nhận đầu tư của liên doanh giữa VSIP - Amata - Sumitomo làm dự án khu công nghiệp gần 500ha tại Quảng Trị.
Đây là ba nhà đầu tư hàng đầu của Singapore, Nhật Bản và Thái Lan. Hoạt động đầu tư này đánh dấu bước khởi đầu của các nhà đầu tư này vào thị trường miền Trung, vào các mảng sản xuất tiềm năng cao, mang lại sự thúc đẩy kinh tế và xuất nhập khẩu khá lớn cho khu vực.
Một điểm cần phân tích sâu hơn nữa đối với miền Trung, theo bà Trang, là tiềm năng tương lai đối với loại hình bất động sản hội nghị. Năm 2017, miền Trung được chọn để tổ chức Hội nghị APEC Việt Nam.
Về cơ sở hạ tầng kết nối, cửa ngõ hành lang kinh tế Đông Tây kết nối trực tiếp miền Trung đi qua Thái Lan và Myanma. Cửa ngõ này khá quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Về cảng biển, hiện nay Việt Nam có 17 cảng biển, trong đó có Dung Quất – cảng có công suất lớn nhất ở miền Trung. Trong tương lai, các cảng này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như kim ngạch xuất nhập khẩu và giao thương hàng hóa.
Để miền Trung bứt phá
Ông Thiên cho rằng, để thành công, miền Trung nên có hướng đi khác với các tỉnh thành khác. Nếu như miền Bắc và miền Nam ưu tiên phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp thì miền Trung nên tận dụng vẻ đẹp của thiên nhiên, lấy du lịch thành hướng mũi nhọn phát triển.
Miền Trung trải dọc đường biển, các cảng đẹp nhất đều ở khu vực này. Đây cũng là nơi tập trung mật độ sân bay cao nhất, các tài nguyên liên quan đến du lịch cũng nhiều.
“Với những đặc điểm như thế, tôi cho rằng để tạo nên thành công, miền Trung nên tiếp cận theo hướng phát triển du lịch nhắm vào phân khúc cao cấp. Với cách tiếp cận như vậy, tôi tin rằng bất động sản miền Trung sẽ bùng nổ trong tương lai”, ông Thiên phát biểu.
Về quy hoạch, ông Thiên cho rằng để khu vực miền Trung phát triển thì cần lưu ý đến các tiếp cận quy hoạch vùng.
“Chúng ta cần làm quy hoạch tổng thể để có sự phát triển nhất quán và theo tầm nhìn để có thể phát triển tối ưu. Hiện nay, theo quy hoạch vùng, miền Trung phát triển còn chậm”, ông Thiên nói.
Bà Đào Thị Thu Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Virex, Alphanam Group, cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương để mở cửa du lịch, tạo đà cho phát triển bất động sản miền Trung.
Theo bà Giang, cần có kế hoạch mở cửa rõ ràng và đảm bảo sự hồi phục cho thị trường, cho hoạt động của doanh nghiệp.
Điều kiện tiên quyết là cần có hành lang pháp lý minh bạch, có thể "sàng lọc" doanh nghiệp, lựa chọn những doanh nghiệp có định hướng bền vững lâu dài, "làm sạch" thì trường bất động sản.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại miền Trung đã được quan tâm tương đối tốt với các dự án hạ tầng, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.
"Tuy nhiên, tiến độ các dự án hạ tầng này đang là vấn đề nhức nhối, chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng, chậm triển khai như ở các dự án cao tốc Bắc – Nam,… Do đó, cần đẩy nhanh các dự án đầu tư hạ tầng để thúc đẩy thị trường bất động sản", bà Giang nhấn mạnh.
-
Đầu tư bất động sản 2022: Lạc quan một cách thận trọng
Tâm lý lạc quan và dòng vốn chưa triển khai được kỳ vọng sẽ là động lực cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong năm nay. Tuy nhiên, sự lạc quan của các nhà đầu tư luôn đi kèm với mức độ thận trọng nhất định do những diễn biến khó lường của đại dịch.
-
Giao dịch đất nền bật tăng
Trong quý 4/2022, lượng giao dịch đất nền thành công là 149.197 giao dịch, bằng khoảng 130% so với quý trước đó.
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Bất động sản 2022: Một năm lạ lùng
Đầu năm 2022, sốt giá bất động sản diễn ra tại nhiều nơi. Giá đất tăng từ 2 đến 3 lần, nhưng cuối năm thị trường gần như đóng băng, nhiều nhà đầu tư muốn cắt lỗ cũng không thành. Gam màu xám được dự báo sẽ còn phủ lên thị trường bất động sản cho đến ...