Minh chứng rõ nét nhất hiện nay, đó là một lượng lớn doanh nghiệp ra thông báo dừng hoạt động cùng “làn sóng” trả lại mặt bằng kinh doanh khi khả năng sinh lời ở những khu đất “vàng” không đạt mức kỳ vọng.
Để tối ưu hoá chi phí, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải trả mặt bằng ở khu vực trung tâm để tìm địa điểm mới phù hợp hơn.
Ghi nhận tại tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, một trong những khu vực trọng điểm về thương mại dịch vụ của TP Vinh, tỉnh Nghệ An cho thấy, nhiều cửa hàng, nhà ở đang trong tình trạng cửa đóng then cài, phía bên ngoài treo biển báo sang nhượng, thanh lý hoặc cho thuê mặt bằng kinh doanh. Trong khi đó, các cửa hàng còn lại thì nằm im lìm, ít khách ra vào, số lượng mua bán nhỏ giọt.
Điểm đáng chú ý, nơi đây từng được đánh giá là mảnh đất “vàng” dùng để kinh doanh, buôn bán nhờ nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố, với cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đồng bộ và hiện đại. Có thời điểm, giá đất ở tuyến phố này lên đến 100 - 200 triệu đồng/m2, kéo theo loại hình văn phòng, cửa hàng cho thuê được đẩy giá lên cao hơn gấp nhiều lần so với mặt bằng chung của TP Vinh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh trên trục đường này trở nên trầm lắng, ế ẩm kéo dài, không còn đông đúc và sầm uất như trước đây. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuê mặt bằng với mức giá hàng chục triệu đồng/tháng nay đã không còn khả năng sinh lời từ tuyến phố này, do đó đã hoàn trả lại mặt bằng để tìm địa điểm mới phù hợp hơn.
“Từ đầu năm 2025 đến nay, lượng hàng bán ra rất ít. Phần lớn khách hàng chỉ đến tham khảo mẫu mã, hỏi giá, thử đồ còn rất ít người mua. Doanh thu bị giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước, từ 50 - 60% và đây cũng là thực trạng chung của nhiều cửa hàng kinh doanh trên tuyến phố này” - một chủ cửa hàng kinh doanh quần áo cho biết.
Xu hướng kinh doanh online đã khiến cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh không còn mặn mà với bất động sản cho thuê phân khúc “đất vàng”.
Cũng theo một số tiểu thương, những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, khách hàng có xu hướng mua sắm nhiều hơn qua mạng, trên các trang mua bán trực tuyến như: Tiki, Shopee, Lazada, TikTok,… Do vậy, các cửa hàng truyền thống dần bị mất khách và trở nên ế ẩm. Chưa kể, giá mặt bằng cho thuê trong khu vực trung tâm cao hơn quá nhiều khiến doanh nghiệp không đủ sức chống chịu, đòi hỏi phải tìm phương án khác phù hợp hơn.
Không chỉ riêng tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, thực trạng đáng buồn trên hiện hữu ở khắp các trục đường lớn nằm trong khu vực trung tâm TP Vinh như: Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai, Đại lộ Lê Nin… Vào giờ cao điểm, ngày cuối tuần, nghỉ lễ nhưng có rất ít khách hàng ghé các ki ốt mua hàng hay yêu cầu dịch vụ. Số lượng xe máy, ô tô đậu trước các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng thưa thớt, lác đác.
Trong một cuộc khảo sát mới đây của PV Diễn đàn Doanh nghiệp cho thấy, phân khúc căn hộ, văn phòng cho thuê ở Nghệ An cũng đang ngày càng trở nên khó tiếp cận với người dân, doanh nghiệp ở khu vực trung tâm đô thị. Giá bán cao, tiền thuê tăng, nguồn cung mất cân đối làm gia tăng gánh nặng chi phí cho nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Số liệu mà Chi cục Thống kê Nghệ An đưa ra cũng phần nào phản ánh rõ nét sức khoẻ của doanh nghiệp vẫn còn rất yếu, bất chấp những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng trong thời gian qua. Cụ thể, toàn tỉnh có đến 835 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động 111 đơn vị, tăng 46,05%, số doanh nghiệp đã giải thể là 81 doanh nghiệp, tăng 35%.
Thực trạng trên đã kéo theo “làn sóng” dịch chuyển nằm ở phân khúc bất động sản cho thuê ra xa khu vực trung tâm để tối ưu hoá chi phí. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nay không còn mặn mà tìm kiếm cho mình địa điểm thích hợp ở khu vực trung tâm thành phố khi mức giá vẫn còn khá cao so với doanh thu hiện có.
Bà Phạm Thị Thơ, Giám đốc của một công ty vừa mới giải thể trên địa bàn TP Vinh cho hay: Những năm gần đây, xu hướng mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu, trong khi đó giá thuê mặt bằng kinh doanh, nhà kho xây sẵn lại tăng cao, nguồn vốn tiếp cận hạn chế khiến cho công ty gặp rất nhiều khó khăn về tài chính.
“Do nguồn vốn đã cạn kiệt, chúng tôi không thể đủ sức duy trì, chống chịu nên đành phải hoàn trả mặt bằng, ra xa khu vực trung tâm để đặt kho hàng, trụ sở kinh doanh. Đồng thời đăng ký giải thể công ty, chuyển sang hộ kinh doanh để cân đối mức lợi nhuận, thích nghi với bối cảnh khó khăn hiện nay” – bà Phạm Thị Thơ nói.
-
Không gian coworking đắt giá lần đầu tiên xuất hiện tại Nghệ An
Nhà sáng lập Ecopark thiết kế không gian coworking đắt giá, lần đầu tiên xuất hiện tại Nghệ An, đặt giữa phân khu Central Bay, Eco Central Park giúp mở cửa cho mô hình làm việc năng động, sáng tạo, giao lưu đa dạng, khắc phục những đứt gãy của mô hình làm việc truyền thống.
-
Nghệ An chấp thuận đầu tư hai dự án cung cấp chỗ ở cho 13.606 công nhân
Tỉnh Nghệ An vừa chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An, do Tập đoàn Luxshare ICT đầu tư, với tổng cộng 3.541 căn hộ trên diện tích 4,76 ha, đáp ứng chỗ ở cho 13.606 công nhân.
-
Nghệ An chi 500 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 46
Ngày 15/3, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Xây dựng) cùng nhà thầu và các đơn vị liên quan đã khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 46 đoạn qua tỉnh Nghệ An. Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng, nhằm cải thiện hạ tầng giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.






-
Giải mã sức hút của khu đô thị Eurowindow Sport Garden tại thị trường bất động sản Nghệ An
Ngay sau lễ khởi công, Eurowindow Sport Garden nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người dân xứ Nghệ nhờ đáp ứng tiêu chí “ăn chắc mặc bền” với quy hoạch bài bản, vật liệu xây dựng chất lượng cao và định hướng phát triển bền vững....
-
Tập đoàn Hàn Quốc muốn được chỉ định trực tiếp làm 2 dự án điện 4,3 tỷ USD tại Nghệ An và Thanh Hóa
POSCO International - “ông lớn” năng lượng của Hàn Quốc đề xuất Bộ Công thương được chỉ định làm chủ đầu tư 2 dự án điện khí với tổng vốn hơn 4,3 tỷ USD. Đề xuất được đưa ra với cam kết giảm chi phí và rút ngắn tiến độ....
-
Có gì trong đồ án quy hoạch cảng biển Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt?
Bộ Xây dựng vừa chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Nghệ An thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 1051/QĐ-BXD. Đây là bước đi quan trọng nhằm định hình hệ thống hạ tầng cảng biển hiệ...