Trong bối cảnh hiện nay, để có thể tạo nguồn vốn cho thị trường và doanh nghiệp vẫn còn giải pháp được cho là rất khả thi như thành lập quỹ tái thế chấp bất động sản hay mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở...
Bất động sản: Cái khó ló cái khônĐể hiểu rõ hơn về các quỹ này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Trong năm 2011 nhiều dự án thiếu vốn buộc dừng triển khai vậy nhiều người lo ngại 2012 sẽ là năm giải quyết hệ lụy này, ông đánh giá sao về điều này?

Khi thị trường bất động sản diễn biến xấu, rất nhiều những thành viên tham gia hoạt động trên thị trường gặp nhiều hệ lụy khác nhau. Đối với chủ đầu tư chịu nhiều áp lực khác nhau đặc biệt chủ đầu tư vay vốn ngân hàng. Khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn nhiều mặt bởi sản phẩm họ mua chưa được hình thành... Tổng quan chính quyền và các cơ quan chức năng cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.


Năm 2012 sẽ là năm nhiều DN phải oằn lưng trả nợ vay ngân hàng không thưa ông?


Điều này đối với các doanh nghiệp đầu tư có chiến lược không thật chính xác. Doanh nghiệp có hoạt động đầu tư dàn trải vượt quá khả năng của mình và phụ thuộc vào các nguồn vốn khác nhau không đúng kế hoạch của họ như vốn tự có không đủ cân đối... thì thực sự khó khăn.


Nhiều người lo ngại khi doanh nghiệp khó khăn, thiếu vốn thì họ gánh chịu hệ lụy nhất định rằng có thể không lấy được nhà. Có giải pháp gì khắc phục giải pháp này không thưa ông?


Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm trên thế giới đặc biệt các nước đã trong tình huống như thế này thì họ sử dụng các nguồn công cụ tài chính mới khác biệt và không phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng là vấn đề then chốt.


Ví dụ như các nước phát triển như Châu Âu, nước Châu Á như Hồng Kông... đều áp dụng các công cụ như là quỹ tín thác, chứng khoán hóa bất động sản để thu hút nguồn vốn nhàn dỗi trên thị trường. Công cụ này chúng ta đã có trong tất cả các chỉ thị về nhà ở của năm 2011.


Nhưng chúng ta có thể áp dụng thêm một số công cụ khác như quỹ tái thế chấp. Đây là các dự án bất động sản khi không có khả năng vay vốn nữa trong trường hợp như vậy các quỹ tái thế chấp này có thể giải quyết được vấn đề này bằng cách sẽ cho vay 1 phần để dự án tiếp tục được triển khai trong 1 hoặc 2 năm tới chờ khi thị trường tốt lên.


Quỹ tích kiệm nhà ở, chúng ta có thể học hỏi quỹ tích kiệm nhà ở của Đức, quỹ này có thể tích hợp nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, vốn tích kiệm của người dân hàng tháng theo quỹ tiền lương của họ sau một thời gian tích lũy họ có thể sử dụng vay và vốn của quỹ.


Nhưng có một thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp và vốn của họ không còn. Vậy làm thế nào để các quỹ có thể chấp nhận điều đó thưa ông?


Chúng ta phải nhìn nhận rằng khó khăn rất lớn và các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nó. Nhưng vấn đề đầu tiên cần nhìn nhận đó là sự hậu thuẫn rất lớn của Chính phủ. Đây là vấn đề then chốt tạo niềm tin cho các doanh nghiệp để họ tái cấu trúc trong thời gian tới. Trong thời gian qua, chúng ta thấy các chủ trương của Chính phủ từ các thông tư, chỉ thị cũng như chiến lược của Chính phủ đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp cuối năm 2011. Các doanh nghiệp đã tự chấp nhận cắt gọt các dự án quá dàn trải, những dự án vượt quá sức của mình.


Thứ hai các doanh nghiệp cần có cơ sở để chuẩn bị mua bán, sáp nhập một phần dự án của mình thậm chí doanh nghiệp của mình để tìm ra con đường mới và tất yếu sẽ phải thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh doanh cũ. Trong thời gian qua M&A đã rất phát triển, năm 2011 tổng giao dịch M&A là 4 tỉ USD và trong đó thị phần cho bất động sản chiếm 24%. Đây là cơ hội rất là lớn cho các doanh nghiệp và các doanh nghiệp nên sẵn sàng đón nhận.


Xin cám ơn ông!

Theo Anh Đào (VnMedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.