15/06/2023 10:18 PM
Quy hoạch Thành phố Tân An thành đô thị vệ tinh của TP.HCM; 8 tuyến đường mở mới có giúp “lấp đầy” khu đô thị 160ha này ở TP. Thủ Đức; Khánh Hòa xử lý 111 dự án chậm tiến độ, chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Khánh Hòa xử lý 111 dự án chậm tiến độ, chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới

UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định nguyên nhân chậm tiến độ của 111 dự án. Qua đó đánh giá khả năng triển khai dự án của nhà đầu tư để xử lý thu hồi hoặc cho tiếp tục triển khai theo quy định của pháp luật.

Đối với 111 dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã rà soát và xử lý 64 dự án. Trong đó đã chấm dứt hoạt động 5 dự án, ngừng hoạt động toàn bộ đối với 1 dự án và đang thực hiện thủ tục ngừng hoạt động đối với 3 dự án. Ngoài ra còn có 37 dự án bị xử phạt vi phạm hành chính chậm tiến độ thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư. Đối với các dự án còn lại, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh rà soát, tổng hợp và báo cáo theo tiến độ tại kế hoạch đã được phê duyệt.

Quy hoạch Thành phố Tân An thành đô thị vệ tinh của TP.HCM

Theo Quyết định, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình "một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế - xã hội, sáu trục động lực".

Cụ thể, Thành phố Tân An là trung tâm chính trị - hành chính - đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hai hành lang kinh tế gồm: Hành lang đường Vành đai 3 - 4: Bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM. Hành lang phát triển phía Nam: Bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ TP.HCM đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B).

8 tuyến đường mở mới có giúp “lấp đầy” khu đô thị 160ha này ở TP. Thủ Đức?

Khu đô thị Đông Tăng Long (quận 9 cũ) có diện tích 160ha là một trong những dự án có quy mô lớn nhất tại khu vực TP. Thủ Đức. Tuy nhiên, hơn chục năm triển khai, số lượng cư dân về ở rất ít ỏi. Theo quy hoạch, quanh đô thị này sẽ có 8 tuyến đường mở mới trong thời gian tới, đặc biệt là tuyến Vành đai 3 TP.HCM.

Tuyến số 1 là Vành đai 3 đoạn qua phường Trường Thạnh dài khoảng 2 km. Đoạn đường này nằm song song với đường Nguyễn Xiển, điểm đầu ở nút giao Tam Đa - Nguyễn Duy Trinh, điểm cuối ở rạch Trau Trảu. Tuyến số 2 nối đường A1 và đường số 8, dài khoảng 600m. Đoạn này sẽ đi qua qua sông Cây Cấm và một phần diện tích đất ruộng. Tuyến số 3 mở rộng kết nối khu đô thị Đông Tăng Long và khu đô thị Simcity.

Tuyến số 4 nối đường Lã Xuân Oai - Liên Phường, dài khoảng 1,2 km. Điểm đầu ở gần số 666 đường Lã Xuân Oai, kết thúc ở cuối đường Liên Phương gần Rạch Chiếc. Tuyến số 5 dài hơn 550m nối đường Nguyễn Duy Trinh - Lã Xuân Oai. Tuyến số 6 dài khoảng 700m, nằm song song với đường Nguyễn Duy Trinh, nối đường Bùi Xương Trạch và Lã Xuân Oai. ai tuyến số 7 và 8 mở rộng kết nối khu đô thị Đông Tăng Long với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Trong đó tuyến số 7 là đường Lã Xuân Oai kéo dài, lộ giới 30m, lòng đường 18m. Tuyến số 8 là một nhánh của đường Trường Lưu, nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Tam Đa.

Giá cát tăng gấp đôi, gấp ba

Trong giai đoạn 2022 - 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ triển khai xây dựng và hoàn thành bảy dự án cao tốc với tổng chiều dài khoảng 463km. Đó là các dự án cao tốc: Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1, đoạn Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1. Theo ông Hoàng Hà - phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2022 - 2025 sẽ cần khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền cao tốc. Với việc sử dụng cát sông thì trữ lượng mỏ cát được cấp phép khai thác ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... chỉ đáp ứng một phần.

Trữ lượng cát sông được các tỉnh nói trên cấp phép khai thác trong giai đoạn này khoảng 5,6 triệu m3, trung bình mỗi năm chỉ khai thác được 1,9 triệu m3. Thời gian qua, Chính phủ đã đồng ý cho nâng công suất khai thác các mỏ khai thác cát sông lên gấp rưỡi so với trữ lượng khai thác đã cấp phép. Ngoài ra, một số mỏ cát đóng cửa cũng được xem xét cấp phép khai thác trở lại. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm cát vẫn chưa được khắc phục, giá cát vẫn "nhảy múa".

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.