CafeLand - Hà Nội yêu cầu không giao dự án mới đối với chủ đầu tư vi phạm xây dựng; Đà Nẵng vẫn lưỡng lự giữa Liên Chiểu và Tiên Sa; Thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm nguồn cung... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Hà Nội yêu cầu không giao dự án mới đối với chủ đầu tư vi phạm xây dựng

UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các quận, huyện nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc chưa xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng trên địa bàn.

Xét báo cáo của Sở Xây dựng về kết quả xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng năm 2015-2016 trên địa bàn Thành phố: từ tháng 5/2019, đến nay, UBND các quận, huyện mới xử lý được 2/40 trường hợp, còn tồn đọng 38 trường hợp chưa xử lý, không đạt kết quả và tiến độ theo yêu cầu...xem thêm

Đà Nẵng vẫn lưỡng lự giữa Liên Chiểu và Tiên Sa

Những tranh luận gần đây từ báo giới và lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng cho thấy, đến nay địa phương vẫn còn lưỡng lự giữa việc sẽ đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa hay làm mới cảng Liên Chiểu. Theo đó, ý kiến mở rộng cảng Tiên Sa nhận được nhiều quan tâm hơn. Song, nếu đầu tư mở rộng cảng này thì sẽ mở rộng theo hướng nào?

Đơn vị tư vấn, Công ty Surbana Jurong (Singapore), đã thẳng thắn nêu ra nỗi lo về hướng đầu tư cảng Liên Chiểu. Theo công ty này, việc đưa thêm một cảng biển công nghiệp vào vịnh Đà Nẵng sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm cho vịnh này...xem thêm

Thị trường bất động sản TP.HCM sụt giảm nguồn cung

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) , trong hai năm gần đây, thị trường bất động sản TPHCM bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và các sản phẩm nhà ở. Nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng hoặc bị dừng triển khai.

Tính từ năm 2017 đến nay, thì năm 2018 có số lượng dự án nhà ở hoàn thành cao nhất, gồm 61 dự án với diện tích sử dụng đất hơn 187 ha và 35.370 căn nhà. Nhưng 9 tháng năm 2019, số lượng dự án nhà ở hoàn thành sụt giảm mạnh, chỉ có 17 dự án với diện tích đất sử dụng hơn 111 ha và 12.453 căn nhà...xem thêm

Di dời nhà máy khỏi nội đô, bao giờ mới hoàn thành?

Chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch chung ra khỏi khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011. Đây được xem là vấn đề cấp bách, thế nhưng tiến độ di dời dường như vẫn giậm chân tại chỗ.

Ngay sau khi Nghị quyết 11 được ban hành, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua năm 2012 cũng đã quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp và lộ trình di dời một số cơ sở sản xuất công nghiệp; di dời một số bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học ra khỏi nội thành. UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp...xem thêm

Buộc tháo dỡ công trình sai phép ở Hóc Môn

Thành ủy TP.HCM và Sở Xây dựng TP vừa có văn bản yêu cầu lãnh đạo huyện Hóc Môn báo cáo tình trạng xây dựng sai phép nhiều năm nay chưa được xử lý với nhiều đơn khiếu nại của người dân được gửi tới các cơ quan chức năng.

Cụ thể, theo văn bản mới nhất gửi UBND huyện Hóc Môn vào tháng 10, Thành ủy TP.HCM cho biết: Qua rà soát thực tế tại địa phương trước các thông tin phản ánh liên quan đến tình trạng xây dựng sai phép trên địa bàn huyện, đề nghị huyện Hóc Môn xử lý các vi phạm liên quan. Nhất là công trình tám căn nhà liền kề của bà Nguyễn Thị Kim Cúc (địa chỉ số 100/3C, ấp 4, xã Xuân Thới Thượng)...xem thêm

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.