Khó khăn cũ, thách thức mới
Khó khăn đầu tiên mà doanh nghiệp BĐS phải đối mặt là lãi suất ngân hàng vẫn còn cao. Nguyên nhân do kinh doanh và phát triển BĐS ở nước ta nguồn tài chính chủ yếu vay từ ngân hàng, thay vì liên doanh, liên kết để tăng sức mạnh tài chính.
Tuy lãi suất đến cuối năm 2012 đã giảm, nhưng sau khi trừ chi phí để còn lãi 14-15% trả nợ lãi vay ngân hàng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp BĐS khá khó khăn. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho tiếp tục là thách thức không nhỏ đối với thị trường.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 60 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, lượng hàng tồn kho trị giá hơn 83.804 tỷ đồng, tăng 6,69% so với cuối năm 2011.
Như vậy, số BĐS tồn kho đang chiếm tới 45,84% tổng tài sản của các doanh nghiệp này. Tồn kho lớn đồng nghĩa với những áp lực về tài chính, về chu kỳ quay vòng vốn kinh doanh nên khả năng làn sóng bán tháo sẽ còn tiếp tục tiếp diễn.
Một thách thức nữa là vấn đề lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Thực tế thời gian qua đã minh chứng việc các chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết là một nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư mang tâm lý bi quan và chán chường, hoang mang, mất niềm tin vào thị trường.
Tuy nhiên, vấn đề được coi khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS là thời gian qua đã có quá nhiều chính sách được ban hành nhưng triển khai rất ì ạch. Có nhiều ý kiến còn cho những giải pháp đưa ra chủ yếu để cứu các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực BĐS. Còn để giải cứu thị trường thì chưa có giải pháp căn cơ.
Sẽ qua cơn bĩ cực?
Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đang trình Chính phủ cho phép gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của quý I-2013 đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, cũng như gia hạn 12 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của doanh nghiệp BĐS phải nộp năm 2013.
Liệu phân khúc nhà ở xã hội sẽ lên ngôi trong năm 2013? Ảnh: CAO THĂNG
Bộ Tài chính cũng sẽ cho phép chủ đầu tư dự án đã được Nhà nước giao đất được gia hạn bằng hình thức đăng ký và nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán hàng. Bộ Tài chính sẽ có chính sách khuyến khích các địa phương sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp (kinh phí giải phóng mặt bằng, Quỹ đầu tư, Quỹ phát triển đô thị...) mua nhà để làm quỹ nhà tái định cư, mua nhà để bán hoặc cho thuê đối với các đối tượng chính sách.
Khuyến khích các địa phương có tiềm lực mạnh về tài chính như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng… xây dựng phương án và tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định.
Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, quyết định áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% đối với thu nhập từ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; giảm 50% số thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động cho thuê, cho thuê mua hoặc bán nhà ở xã hội từ 1-7-2013 đến 30-6-2014; giảm 30% thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở đối với những căn hộ có diện tích sàn sử dụng dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 sàn sử dụng từ 1-7-2013 đến 30-6-2014; xem xét cho phép mở rộng đối tượng người nước ngoài được phép mua nhà để ở hoặc kinh doanh tại Việt Nam theo những điều kiện nhất định.
Về mặt khách quan, theo nhiều chuyên gia, trong chu kỳ BĐS, năm 2013 là giai đoạn đầu tư tích lũy tài sản an toàn và có nhiều triển vọng lợi nhuận cao. Bởi lẽ, sau giai đoạn thị trường bùng nổ 2006-2009 thì 2013 sẽ là năm bản lề quan trọng cho việc bắt đầu hình thành một chu kỳ BĐS mới tại nước ta.
Tuy nhiên, chỉ có những doanh nghiệp BĐS nào thực sự có chiến lược hợp lý về sản phẩm hướng đến khách hàng mục tiêu mới có thể tồn tại để đón quy luật này của thị trường.
Cùng với đó, những giải pháp được các cơ quan quản lý nhà nước liên tục đưa ra được triển khai thực hiện quyết liệt mới có thể nuôi hy vọng, bởi trong khó khăn bao giờ cũng xuất hiện nhiều cơ hội.
-
“Happy” với dự kiến nới lỏng cho Tây mua nhà
Như VnEconomy đã đưa tin, Chính phủ dự định sẽ ban hành một nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. <br/br>
-
Tầng cao xây dựng tại Nam Sài Gòn sẽ chỉ còn 3-3,5 tầng
Khu đô thị mới Nam TPHCM với tổng diện tích 2.975 héc ta đến năm 2020 sẽ là nơi sinh sống của khoảng 500.000 người. Trong đó, diện tích dành để xây dựng nhà ở toàn khu là 725 héc ta, tầng cao xây dựng trung bình toàn khu là 3 - 3,5 tầng. <br/br>
-
Đất “vàng” ở đâu đắt nhất Việt Nam?
Mỗi m2 đất tại những khu vực này có giá hàng tỷ đồng, ngang ngửa với một căn hộ chung cư trên thị trường hiện nay. <br/br>