07/01/2013 9:21 AM
Mỗi m2 đất tại những khu vực này có giá hàng tỷ đồng, ngang ngửa với một căn hộ chung cư trên thị trường hiện nay.
Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khủng hoảng chưa từng có. Hàng tồn kho của doanh nghiệp chất đống, giao dịch ảm đạm, nhiều nhà đầu tư thứ cấp bán tháo trả nợ ngân hàng, giá nhà đất nhiều nơi giảm 30-50% so với thời đỉnh điểm. Tuy nhiên, đất vàng tại các khu vực trắc địa của Thủ đô Hà Nội hay TP HCM, giá vẫn không hề suy suyển, giữ vững ngôi vương trên thị trường bất động sản Việt Nam. Thậm chí, giá đất tại đây có thể sánh ngang hàng với các thành phố lớn trên thế giới.
Nếu chiếu theo bảng giá nhà nước được áp dụng từ 1/1/2013 tại Hà Nội, mức giá tối đa là 81 triệu đồng mỗi m2 ở các phố Hàng Ngang, Hàng Đào và Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm). Trong khi đó, tại TP HCM, khu đất vàng đắt nhất thuộc về trung tâm quận 1, nằm chủ yếu trên 3 tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi và Nguyễn Huệ cũng ngang bằng với Hà Nội ở mức 81 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá thị trường áp dụng cho những khu đất vàng nói trên đắt hơn cả chục lần, nhiều vị trí có giá xấp xỉ hàng tỷ đồng mỗi m2.
Theo khảo sát tại Hà Nội, đất thuộc khu vực phố cổ luôn có giá cao ngất ngưởng vì không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn nằm ở vị trí trung tâm, thuận tiện về buôn bán. Chỉ cần vài mét vuông mặt đường, người dân có thể kiếm vài chục triệu đồng thu nhập mỗi tháng hoặc cho thuê lại với giá tình bằng nghìn đô. Bởi vậy, nhà mặt tiền tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào dù là nhà cũ, nhà nhỏ nhưng chưa khi nào có giá dưới 800 triệu đồng/m2. Các phố Hàng Bồ, hàng Trống, hàng Buồm có giá thấp hơn một chút, khoảng 600 - 700 triệu đồng/m2, nhà mặt phố Bát Đàn cũng có giá 600 triệu đồng/m2…

Khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng từng được đền bù với giá 900 triệu đồng/m2.

Tại các tuyến phố quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm như Hàng Bài, Lý Thái Tổ, Hai Bà Trưng, giá đất cũng thuộc top tiền tỷ mỗi m2. Hồi cuối năm 2010, để giải tỏa được khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng cho một dự án xây dựng trung tâm thương mại- văn phòng, đơn vị chủ đầu tư đã phải chấp nhận đền bù với giá 900 triệu đồng/m2. Chưa kể sau đó việc giải tỏa còn kéo dài khi một số chủ hộ khác vẫn đòi mức giá bồi thường 1 tỷ đồng/m2. Trước đó, mức giá đền bù 500 triệu đồng/m2 đã được xem là chưa từng có tại Việt Nam.
Tương tự, khu đất vàng tại TP HCM được UBND thành phố “niêm yết” ở khung 81 triệu đồng/m2 nhưng mức giá thực tế cũng phải vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng. Mới đây, trên một website về nhà đất, căn nhà có mặt bằng rộng 100m2 được rao với giá 95 tỷ đồng, tương đương 950 triệu đồng/m2. Người rao bán còn cho biết hiện đang cho thuê nhà này với giá 10.000 USD/tháng tương đương hơn 200 triệu đồng.
Một cò đất tên Hải ở TP HCM cho hay, nếu là mặt tiền tại khu vực trung tâm quận 1 như Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ thì giá ở tầm 800 - 1 tỷ đồng/m2 là mức phổ biến, thậm chí, một số căn vị trí đẹp, mức giá còn đội lên khoảng 1,2 – 1,5 tỷ đồng/m2. “Tôi còn đang nhận rao bán 2 căn tại Đồng Khởi và Nguyễn Huệ. Một căn mặt tiền Đồng Khởi diện tích đất 105m2 có giá 160 tỷ đồng, tức khoảng 1,5 tỷ đồng/m2. Căn ở Nguyễn Huệ cũng chỉ rộng có 80m2 mà họ đòi tới hơn 130 tỷ đồng, tương đương với 1,6 tỷ đồng/m2”, anh Hải nói.
Không chỉ đắt nhất Việt Nam, đất vàng tại các khu vực trung tâm của Hà Nội hay TP HCM còn thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới. Theo Colliers International, đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường bất động sản thì nếu chỉ tính ở mức giá phổ biến là 27.200 USD/m2 (tương đương gần 600 triệu đồng/m2) thì đất vàng tại Hà Nội và TP HCM đã đắt ngang với Tokyo hay Paris, những thành phố thuộc top sầm uất, xa hoa nhất thế giới.
  • Bầu Đức: 'Có thể hái tỷ đô khi địa ốc Myanmar nóng lên'

    Bầu Đức: 'Có thể hái tỷ đô khi địa ốc Myanmar nóng lên'

    Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức cho biết, năm 2013 sẽ dốc toàn lực xây khu phức hợp 300 triệu USD tại Yangon vì nếu nhanh chân có thể hái tỷ USD khi địa ốc Myanmar nóng lên trong 5 năm tới.

  • Địa ốc vừa “bung” vừa “lách”

    Địa ốc vừa “bung” vừa “lách”

    Năm mới, hàng loạt chủ đầu tư địa ốc đã tung dự án mới, đón đầu thời cơ. <br/br>

  • Quận Hai Bà Trưng quyết liệt “sửa sai”

    Quận Hai Bà Trưng quyết liệt “sửa sai”

    Khoảng tháng 8-2012, một thông tin gây “sốc” được công bố, tại địa bàn phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng đồng loạt 6 công trình bị phát hiện sai phạm. Như công trình trên phố Bùi Thị Xuân, dù chỉ được cấp phép 9 tầng nhưng chủ đầu tư đã xây dựng đến tầng... 13. Công trình trên phố Triệu Việt Vuơng được cấp phép xây dựng 6 tầng, nhưng chủ đầu tư lại cố tình chồng thêm 3 tầng, với diện tích sai phép lên đến hơn 1.200 m2.

Theo Nguyên Đan (Báo Kiến thức)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.