Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 17.387 tỉ đồng, sau được điều chỉnh tăng lên khoảng 47.325 tỉ đồng. Dự án được chính thức khởi công vào tháng 8/2012, do Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM, đại diện cho UBND TP.HCM làm chủ đầu tư.
Chiều dài toàn tuyến khoảng 20 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga), hơn 17 km trên cao (11 nhà ga) và một trạm depot. Tuyến Metro số 1 đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM), Biên Hòa (Đồng Nai) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Bến Thành – Suối Tiên là tuyến metro đầu tiên trong hệ thống các tuyến metro, tàu điện (ước tính 6 tuyến) được xây dựng theo quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM.
Theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Tuy nhiên, việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, phân chia gói thầu, xử lý tình huống đấu thầu, thay đổi quy trình thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật – dự toán… đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các gói thầu. Dự kiến tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên sẽ chính thức đưa vào sử dụng vào năm 2020.
Hiện nay, nằm dọc theo tuyến metro này có khá nhiều dự án bất động sản, chẳng hạn như Palm City, Masteri An Phú, Q2 Thảo Điền, The Vista, Jamila Khang Điền, Saigon Sports City, Smart City Thủ Đức...
Bến xe Miền Đông mới
Bến xe Miền Đông mới có tổng diện tích trên 16ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng, tọa lạc tại phường Long Bình (quận 9, TP.HCM) và một phần tại phường Bình Thắng (thị xã Dĩ An, Bình Dương). Dự án do Tổng công ty Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư xây dựng.
Theo quy hoạch chi tiết, bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D. Trong đó, khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng; khu B là trạm xe buýt cao 2 tầng; khu C là kho trung chuyển, giao dịch hàng hóa cao 5 tầng và khu D là khu thương mại dịch vụ cao 15 tầng.
Tại bến xe còn có các tiện ích khác như khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, kho trung chuyển, khu thương mại – dịch vụ… Dự kiến bến xe Miền Đông mới sẽ phục vụ cho khoảng 7 triệu lượt hành khách/năm, với 21.000 – 52.000 lượt hành khách/ngày. Mỗi ngày có khả năng đón từ 1.200 – 1.800 lượt xe xuất bến.
Theo kế hoạch, bến xe Miền Đông mới phải hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, dự án không đảm bảo tiến độ do vướng vấn đề giải phóng mặt bằng. Dự kiến công trình trên sẽ hoàn thành thi công trong quý 1/2019.
Nâng cấp xa lộ Hà Nội
Theo kế hoạch, xa lộ Hà Nội sẽ được mở rộng với tổng chiều dài toàn tuyến là 15,7km, bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn 2 đến điểm tiếp giáp cầu Đồng Nai mới. Xa lộ này sẽ được nâng cấp, mở rộng trục chính từ 24m thành 34m, 41m thành 48m, nâng cấp từ 8 lên 16 làn xe, đồng thời xây dựng mới 2 đường song hành 2 bên, mỗi bên 12m.
Dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội được khởi công vào tháng 4/2010, do Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) làm chủ đầu tư xây dựng dự án.
Hiện nay, công trình đã hoàn thành toàn bộ đoạn trục chính dài 11,5 km, từ cầu Sài Gòn đến nút giao Đại học Quốc gia. Hiện đang thi công 2 đường song hành. Dự kiến công trình hoàn thành thi công vào cuối năm 2018.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM (cơ sở 2)
Dự án bệnh viện Ung Bướu (cơ sở 2) tọa lạc tại đường số 400, ấp Cây Dầu, phường Tân Phú (quận 9, TPHCM), có vị trí tiếp giáp với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Bệnh viện này được xây dựng trên khu đất rộng 5,56 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.800 tỉ đồng. Khi hoàn thành, bệnh viện mới này sẽ cung cấp khoảng 1.000 giường bệnh.
Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 là một trong 5 dự án bệnh viện thuộc đề án đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối đặt tại TPHCM, theo quyết định năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Công trình này được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 26/6/2016, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trong cuối năm 2017.
Tuy nhiên, đến tháng 8/2018, nhà thầu vẫn chưa triển khai phần hạ tầng kỹ thuật và khu cảnh quan. Chủ đầu tư là Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế TP.HCM đã xin gia hạn hoàn thành dự án đến cuối năm 2019.
-
Những dự án BT ở Hà Nội bây giờ ra sao?
CafeLand - Sau nhiều năm triển khai, nhiều dự án đổi đất lấy hạ tầng (BT) đã làm cho bộ mặt thành phố Hà Nội thay đổi rất tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn đó những dự án chậm tiến độ, thậm chí là đội vốn.
-
Gần 130 dự án tại Hải Dương chậm tiến độ
Theo kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, toàn tỉnh có 127 dự án ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ.
-
Siêu dự án của Sông Hồng Thủ Đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách chậm tiến độ
Công ty cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô có hai dự án chậm tiến độ gồm Khu dịch vụ Bắc Đầm Vạc (8/2018-2/2021) và Khu đô thị sinh thái Sông Hồng Nam Đầm Vạc (tiến độ 2010-2015).
-
Dự án của Flamingo, Sông Hồng Thủ đô tại Vĩnh Phúc lọt danh sách dự án chậm tiến độ
Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc mới đây đã công bố danh sách 20 dự án nhà ở, đô thị chậm tiến độ trên địa bàn. Nổi bật có những dự án liên quan đến các doanh nghiệp tên tuổi như Flamingo, Sông Hồng Thủ đô, Vinaconex…...