Cần xem lại
Phát biểu tại buổi hội thảo, vị chuyên gia tài chính ngân hàng này cho rằng, tín dụng bất động sản ở Việt Nam hiện đang ở mức cao, và con số tỷ trọng 7,5% tín dụng ngành ngân hàng chưa phản ánh đúng thực tế.
Dưới góc độ quan sát thị trường, ông Hiếu cho rằng con số này cao hơn nhiều, vào khoảng 18%. “Và nếu thống kê đầy đủ có thể là 22,5%”, ông Hiếu nói.
Ông Hiếu cho rằng, bất động sản là lĩnh vực có nhiều rủi ro và vì thế các ngân hàng phải cẩn thận. Với những định hướng và quy định sắp có hiệu lực của NHNN, thị trường bất động sản sẽ bị tác động. NHNN cũng đã có công văn yêu cầu các ngân hàng rà soát tín dụng bất động sản để báo cáo cho chính xác.
Theo ông Hiếu, năm 2019, NHNN siết tín dụng bất động sản và chứng khoán là rất hợp lý. Các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại phải cẩn trọng để cho thị trường bất động sản được thanh lọc.
Không có quá nhiều lo ngại về sự phát triển “nóng” của thị trường bất động sản 2 năm qua và thời gian tới, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV, lại cho rằng, dự báo năm 2018 tín dụng chung tăng khoảng 15%, tín dụng bất động sản tăng khoảng 10%, các doanh nghiệp bất động sản đang chủ động phát hành trái phiếu để giảm bớt sự lệ thuộc vào ngân hàng khi thiếu vốn.
Cụ thể, ông Lực cho biết, trong 11 tháng của năm 2018 có khoảng gần 6.000 doanh nghiệp kinh doanh tư nhân bất động sản mới thành lập, tăng 45%, khoảng 15.500 doanh nghiệp xây dựng mới, tăng 6%.
Về vốn thành lập, trước đây chỉ khoảng 20 tỉ đồng, nay lên tới 60-70 tỉ đồng cho một doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ dòng vốn tư nhân đổ vào bất động sản đã tăng nhiều. Về minh bạch thông tin, hiện đã được cải thiện so với trước đây. Số lượng doanh nghiệp minh bạch niêm yết trên sàn tăng, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản khá tốt.
Trong 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, lợi nhuận ròng tăng 51% (so bình quân thị trường là 31%).
Vốn cho thị trường bất động sản không tăng bằng mức mặt bằng chung của thị trường, nhưng nhìn chung là vẫn tăng. Năm 2017, tín dụng chung của các tổ chức hệ thống tín dụng tăng 18,2%, cho vay bất động sản tăng 8%. Dự báo năm 2018, tín dụng chung tăng khoảng 15%, tín dụng bất động sản tăng khoảng 10%.
Trong 11 tháng năm 2018, dòng vốn nước ngoài khoảng 6,5 tỉ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đăng ký vào bất động sản chiếm khoảng 33% vốn đăng ký mới, đứng thứ 2 trong các ngành.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động phát hành trái phiếu, không còn lệ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng khi thiếu nguồn vốn, đây là tín hiệu tích cực.
Theo xu thế này, thị trường bất động sản năm 2019 vẫn phát triển tích cực nhưng chất lượng hơn.
Tín dụng bất động sản sẽ bị ảnh hưởng
Nhận định về diễn biến kinh tế thế giới ảnh hướng tới thị trường bất động sản, ông Hiếu cho rằng, tình hình kinh tế của thế giới có rất nhiều biến động, và nếu chiến tranh Mỹ-Trung leo thang thì nền kinh tế thế giới có thể giảm xuống.
“Việt Nam là quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến toàn cảnh thị trường”, ông Hiếu nói.
Về tình hình kinh tế năm 2018, Việt Nam có sự tăng trưởng, giữ lạm phát chưa đến 4%. “Năm 2018, tăng trưởng tín dụng thấp. Có thể một số ngân hàng mấy tháng đầu năm đã dùng hết chỉ tiêu tín dụng, đa số các ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp, trừ một số ngân hàng được NHNN cho tăng trưởng tín dụng cao”, ông Hiếu nhận định.
Theo ông Hiếu, với tình hình chiến tranh thương mại nêu trên, tín dụng cho thị trường bất động sản năm tới cũng sẽ ảnh hưởng.
Ngoài ra, việc hạn chế huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống còn 40% cũng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, ông Hiếu nói.
-
PGS.TS. Trần Đình Thiên: Tăng trưởng năm 2019 có thể vượt 7%
CafeLand - Khi được hỏi về dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2019, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đã đưa ra nhận định trên tại buổi hội thảo "Xu hướng và cơ hội đầu tư bất động sản 2019" do Chuyên trang Đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức ngày 11-12.