Việc mất bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm được xem là chưa có tiền lệ
Vai trò của bản đồ quy hoạch 1/5000
Liên quan đến bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/5000 ban hành kèm theo Quyết định 367 năm 1996 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, được cơ quan chức năng TP HCM đang cho là thất lạc hoặc không có nhiều chuyên gia quy hoạch cho rằng việc này xảy ra như chyện đùa vì chưa có tiền tệ.
Trao đổi với Tiền Phong, KTS Phạm Thanh Tùng- Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, thất lạc bản đồ gốc quy hoạch nếu đúng như cơ quan chức năng TPHCM nói là việc chưa từng có chưa từng xảy ra. Bởi theo Luật Quy hoạch đô thị, hồ sơ quy hoạch đô thị là tài liệu nhà nước được lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ đều quy định rất chi tiết về quy trình, thời hạn, trách nhiệm của từng cơ quan đơn vị có liên quan trong việc lưu trữ”, KTS Tùng nói.
Theo KTS Tùng, với một dự án khu đô thị quy mô lớn như dự án Thủ Thiêm phải trải qua các cấp từ Trung ương đến địa phương và các sở ban ngành phê duyệt, thậm chí đã tổ chức trưng bày lấy ý kiến của người dân mà nói việc làm mất hay thất lạc là điều hết sức vô lý.
KTS Tùng phân tích đối với hồ sơ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm theo quy định là do Bộ Xây dựng trình để Thủ tướng ký phê duyệt. “Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000, không chỉ Văn phòng Chính phủ và các Bộ như Xây dựng, Tài nguyên và môi trường… ở các cấp như UBND TP.HCM và các sở ngành, địa phương thực hiện phải được lưu trữ.
Mất bản đồ không ảnh hưởng đến việc cấp đất ở Thủ Thiêm?
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, bản đồ tỷ lệ 1/5000 khu đô thị mới Thủ Thiêm được phê duyệt cách đây hơn 20 năm (1996), đây là bản đồ quy hoạch lần đầu của khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo TS Liêm, việc thực hiện dự án theo quy hoạch ở giai đoạn hiện nay không phải dựa vào bản đồ của hơn 20 năm trước vì đó chỉ là cơ sở, là điểm tựa. Hiện tại dự án đã hình thành, đang thực hiện theo các bản đồ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000, 1/500. Về phương diện pháp lý, việc giải phóng mặt bằng phải dựa vào đồ án hiện tại và ở bản quy hoạch có tỷ lệ lớn. Còn bản đồ tỉ lệ 1/5000 chỉ là tài liệu có giá trị lịch sử.
Qua sự việc thất lạc bản đồ này, TS Liêm cho rằng, việc không tìm thấy bản đồ gốc chứng tỏ khâu lưu giữ hồ sơ của chúng ta yếu kém, không có tính chuyên nghiệp, chứ không phải gây ra hệ quả cho việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hiện tại.
"Bản đồ gốc thất lạc là sơ xuất không hề nhỏ nhưng nó cũng không ảnh hưởng gì đến việc giải phóng mặt bằng, xây dựng hiện tại. Quan trọng nhất là quy hoạch hiện hành có giá trị pháp lý" TS Liêm bày tỏ quan điểm.
Theo vị này nhân việc này, chúng ta nên rà soát lại các dự án, quy hoạch khác nữa. Đây là bài học, đừng có đợi nước đến chân mới nhảy, mới đi tìm. Giờ ngành lưu trữ phải bắt tay vào rà soát lại công tác lưu trữ, thậm chí bản đồ quy hoạch mới hơn cũng có thể bị thất lạc.
"Cũng nên quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền. Giờ đây cũng có cái phiền là qua hơn 20 năm, qua bao nhiêu người thì giờ quy trách nhiệm cá nhân thì rất khó. Nhưng đứng về phương diện cơ quan lưu trữ phải có trách nhiệm", Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam lưu ý.
Ông Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Hà Nộ phân tích việc phân chia đất dự án cho các đơn vị, cũng như về giải phóng mặt bằng hay là thu hồi đất của các hộ dân thì cơ bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi quy hoạch cũ bởi vì người ta dựa vào bản quy hoạch đã được cơ quan nhà nước phê duyệt. Mà đã phê duyệt rồi nó sẽ thay thế bản quy hoạch cũ. Thông thường bản cũ chỉ lưu trữ 7 năm sẽ được chuyển vào kho tài liệu.
Ông Hanh cho rằng việc mất bản đồ quy hoạch 1/5.000 không ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng các dự án hiện tại. "Cấp giấy phép, giao đất xây dựng hạ tầng, dự án, hiện nay phải theo bản đồ quy hoạch 1/2.000. Bản đồ quy hoạch 1/5.000 dùng để nghiên cứu, mang tính định hướng, nếu bị mất thì có thể căn cứ các văn bản được duyệt nên ảnh hưởng không nhiều",ông Hanh nói.
Cũng theo chuyên gia này, các dự án lớn phải căn cứ từ bản đồ quy hoạch 1/5.000 đến bản đồ 1/2.000, những vùng chưa có bản đồ 1/2.000 thì phải căn cứ 1/5.000. Bản đồ quy hoạch 1/5.000 do Kiến trúc sư trưởng (hoặc Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc) trình, khi trình duyệt phải lưu trữ bản đồ đó. Việc thất lạc bản đồ 1/5.000 có thể do lưu trữ hoặc trong quá trình di chuyển.
"Ở đây người dân cảm thấy bị sốc khi bản đồ quy hoạch bị thất lạc đúng bởi vì bản đồ quy hoạch quan trọng như thế mà thất lạc thì hơi bị khó. Cái này phải làm rõ trách nhiệm, thậm chí phải điều tra việc thất lạc này", ông Hanh nhấn mạnh.
-
TTCP: 4,3ha đất nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm
CafeLand - 4,3ha đất (thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 cũ, nay là khu phố 1, phường An Khánh, TP Thủ Đức) nằm ngoài ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo Kết luận mới nhất của Thanh tra Chính phủ (TTCP)....
-
Tổng Thanh tra Chính phủ: Cần có cơ quan kiểm tra lại bản đồ ranh Thủ Thiêm
Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ ngày 2-12, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã báo cáo Thủ tướng tình hình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện tại dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm ở quận 2, TP HCM....
-
Cử tri hỏi tại sao lấy đất tái định cư KĐT mới Thủ Thiêm giao cho doanh nghiệp làm dự án?
Các cử tri quận 2 (TP.HCM) đã bày tỏ sự bức xúc vì nhà, đất của họ bị giải tỏa bởi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm hơn mười năm qua nhưng đến nay họ không có nơi để tái định cư, vì khu 160ha tái định cư đã giao cho các doanh nghiệp làm dự án....