Theo con số năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người. Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở.
Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân. Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư, một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài chính. Bên cạnh những khu chung cư mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu. Tại bãi An Dương, dải đất giữa sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ, Từ Liên, Phúc Xá, hàng trăm gia đình sống trong những ngôi nhà lợp mái tre xây từ nhiều năm trước…
Nhà mặt phố Hàng Đào
Mới
đây nhất theo công bố của Hãng tư vấn nguồn nhân lực ECA –
International, thủ đô Hà Nội đứng ở vị trí thứ 41 ở khu vực châu Á và
thứ 217 trên thế giới là những thành phố đắt đỏ.
Với những thách thức và khó khăn về nhà ở cho người dân Hà Nội đã đặt gánh nặng lên vai mọi người dân và nhà quản lý.
Những ngôi nhà chung cư như thế này không hiếm gặp ở Hà Nội
Vào
những năm 1960 và 1970, hàng loạt các khu nhà tập thể theo kiểu lắp
ghép xuất hiện ở những khu phố Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công,
Thanh Xuân Bắc... Do sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép sản xuất
theo quy trình thủ công, những công trình này hiện rơi vào tình trạng
xuống cấp nghiệm trọng. Không chỉ vậy, do thiếu diện tích sinh hoạt, các
cư dân những khu nhà tập thế lắp ghép còn xây dựng thêm những lồng sắt
gắn ngoài trời xung quanh các căn hộ – thường được gọi là chuồng cọp –
gây mất mỹ quan đô thị. Hiện những nhà tập thể lắp ghép đang dần được
thay thể bởi các chung cư mới.
Nhiều dự án nhà ở đã được xây dựng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Cuối thập niên 1990 và thập niên 2000, nhiều con đường giao thông chính của Hà Nội, như Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà, được mở rộng. Các khách sạn, cao ốc văn phòng mọc lên, những khu đô thị mới như nam cầu Thăng Long, bắc cầu Thăng Long, Du lịch Hồ Tây, Định Công, Bắc Linh Đàm... cũng dần xuất hiện.
Nhiều khu đô thị mới đã mọc lên, nhưng giá cả quá đắt đỏ khiến mong muốn có nhà của nhiều người trở nên xa tầm với!
Khoảng
thời gian gần đây, khu vực Mỹ Đình được đô thị hóa nhanh chóng với hàng
loạt những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Tuy vậy, các khu đô thị mới này
cũng gặp nhiều vấn đề, như công năng không hợp lý, thiếu quy hoạch đồng
bộ, không đủ không gian công cộng. Trong trận mưa kỷ lục cuối năm 2008,
Mỹ Đình là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề vì nước ngập.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ năm 1999 đến nay, Hà Nội đã và đang triển khai 164 dự án nhà ở và khu đô thị mới với tổng diện tích đất là 1.572 ha. Trong hàng loạt các khu đô thị mới vừa được xây dựng như Linh Đàm, Định Công, Mỹ Đình... đều tính đến tỷ lệ nhà ở để bán cho người thu nhập thấp, vợ chồng trẻ nhưng sự thực là những đối tượng này không thể mua nổi những căn hộ này. Nguyên do đơn giản bởi giá đất ở các khu đô thị này rất đắt.
“Để có được mảnh đất khoảng 30m², người ta phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng. Số tiền này ngay cả các hộ thu nhập cao cũng phải mất rất nhiều năm mới tiết kiệm được.
Trong trường hợp chọn mua nhà chung cư, giá cũng không rẻ, thường dao động từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng. Nếu có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên và tiết kiệm được 2 triệu đồng/tháng, người ta cũng phải mất hơn 20 năm để mua được căn hộ ở mức giá thấp nhất” - ông Nguyễn Minh Đức (nghiên cứu sinh cao cấp Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ucraina) chia sẻ.