Cơ quan theo dõi biến động của nước này, ngày 14-7, cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với 10 quốc gia thành viên của ASEAN đã tăng 2%, tương ứng 297,8 tỉ USD. Theo đó, khối ASEAN cũng chiếm 14,7% tổng thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn này, tăng từ 14% vào năm 2019.
Liên minh châu Âu, trước đây là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đã giảm 5% xuống còn 284,1 tỉ USD, một phần do Anh rời khỏi liên minh.
Mỹ cũng bị sụt giảm 10% trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi. Châu Âu và Mỹ lần lượt chiếm 14% và 11,5% tổng thương mại của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020.
Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng chuỗi cung ứng mới ở khối ASEAN khi cuộc xung đột với Mỹ khiến nước này ngừng tiếp cận công nghệ của Mỹ. Các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc cũng đang chuyển nhà máy sang khu vực ASEAN để tránh thuế nhập khẩu mà Mỹ áp đặt đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
"Trung Quốc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác như Việt Nam, Malaysia và Singapore - là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp điện tử", phát ngôn viên hải quan Li Kuiwen nói với các phóng viên hôm 14/7.
Chất bán dẫn đã đóng góp lớn cho mối quan hệ thương mại đang phát triển này, với các chuyến hàng từ ASEAN đến Trung Quốc tăng 24% và từ Trung Quốc sang ASEAN tăng 29%.
Mặc dù Mỹ đang đánh vào các mặt hàng linh kiện điện tử (chip) với Trung Quốc do mối quan hệ xấu đi và sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ, nhưng nhiều lô hàng vẫn đang đến Trung Quốc thông qua ASEAN.
Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc cũng đang thiết lập các trung tâm sản xuất tại các nước thuộc khối ASEAN để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhiều nhà máy trong số này lắp ráp các sản phẩm sử dụng các linh kiện được vận chuyển từ Trung Quốc nhằm để tránh lệnh áp đặt từ Mỹ.
Theo đó, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam giảm 30% trong nửa đầu năm nay, nhưng vẫn cao hơn gấp đôi so với đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Tổng thương mại của Trung Quốc với Việt Nam tăng 14% từ tháng 1 đến tháng 6, mức tăng lớn nhất của bất kỳ đối tác thương mại lớn nào.
Trong nỗ lực chống lại các lệnh áp đặt của Mỹ, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy thương mại với ASEAN và các nước tham gia vào chương trình Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road).
-
GDP Singapore giảm 12,6% vì Covid-19
CafeLand - Theo dữ liệu sơ bộ của chính phủ vào ngày 14/7, nền kinh tế Singapore đã giảm 12,6% trong quý 2/2020 do các đợt đóng cửa vì Covid-19.








-
Bất động sản Trung Quốc: Đã thấy tín hiệu phục hồi sau nhiều năm suy giảm?
Các nhà phân tích của UBS vừa trở thành những người mới nhất nâng kỳ vọng rằng thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc sắp ổn định. Theo phân tích của CNBC trên dữ liệu từ Wind Information, doanh số bán nhà hiện hữu tại năm thành phố...
-
Bất động sản Trung Quốc: Từ đỉnh cao huy hoàng đến vực sâu khủng hoảng
Thị trường bất động sản Trung Quốc từng phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, với nguồn dư thừa nhưng giá nhà cao, nền kinh tế nước này hiện đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ bong bóng bất động sản....
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...