Thép mạ được dùng nhiều trong xây dựng, đồ nội thất, cửa ra vào và bộ phận xe ô tô,...
Sản phẩm thép mạ bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo các mã HS sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12;…
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm thép mạ dành cho các nhà sản xuất của Trung Quốc từ 4,02% - 38,34%. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc là 12,4% - 19%.
Mức thuế cụ thể đối với các nhà sản xuất thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập vào Việt Nam
Theo Bộ Công thương, thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực trong vòng 120 ngày, cụ thể từ ngày 16/9/2016 đến hết ngày 13/1/2017.
Trong giai đoạn điều tra tiếp theo của vụ việc, cơ quan điều tra sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp hợp tác nhằm kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp để xem xét và tính toán lại biên độ bán phá giá chính thức.
Kế hoạch và lịch trình thẩm tra sẽ được cơ quan điều tra thông báo cụ thể tới từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian hợp lý.
Trước đó, vào đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Công thương đã quyết định điều tra vụ việc sau khi nhận được đơn yêu cầu của một số nhà sản xuất thép mạ trong nước. Các doanh nghiệp này bao gồm 4 công ty là China Steel Sumikin Việt Nam, Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim và Tôn Đông Á.
-
Chủ tịch Hoa Sen Group: Sẽ đóng cửa nhà máy, giao hết tài sản nếu dự án thép Cà Ná để ô nhiễm
CafeLand – Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2016 vừa diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen đã hứa nhiều vấn đề nóng liên quan đến việc đầu tư siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná.
-
Sản phẩm nhôm ép của Việt Nam bị Úc kiện kép
CafeLand – Cục Quản lý cạnh tranh vừa cho biết, Ủy ban Chống bán phá giá (Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học) Úc đã ra quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhôm ép nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng có tên trong danh sách này còn có cả Malaysia.
-
Giá thép có thể tăng trong thời gian tới
CafeLand – Đó là thông tin được Hiệp hội thép Việt Nam đưa ra trong báo cáo Tổng quan thị trường thép trong nước tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2016.
-
Thép Trung Quốc bị nghi gắn mác Việt xuất sang EU: Việt Nam điều tra, xác minh
Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) đặt nghi vấn thép Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam xuất sang EU, VCCI cho biết, sẽ kiểm tra thông tin; còn Hiệp hội thép khẳng định, nếu gian lận này là có thật thì doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Tiêu thụ thép, xi măng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm
Ngành xây dựng tiếp tục lấy được đà tăng trưởng ấn tượng trong những tháng đầu năm 2016, cùng với thị trường BĐS tiếp tục ấm lên với hàng loạt các dự án được khởi công, hoàn thiện… đã trở thành tiền đề giúp cho các doanh nghiệp xi măng và thép tăng đáng kể sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mình.