Theo đó, Bộ Công Thương sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim ở dạng thanh, que và hình đã được đùn ép, đã hoặc chưa xử lý bề mặt, đã hoặc chưa được gia công thêm nhập khẩu vào Việt Nam có mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.21.90.
Biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung. Mức thuế được áp dụng từ 2,46% - 35,58%, tùy vào đơn vị sản xuất, xuất khẩu.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/6/2019, thời hạn áp dụng là 120 ngày.
Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.
Trong trường hợp kết luận cuối cùng, cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.
Vì vậy, Bộ Công Thương khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
-
Điều tra chống bán phá giá nhôm, hợp kim có xuất xứ Trung Quốc
CafeLand – Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình xuất xứ từ Trung Quốc.