Áp lực đáo hạn trái phiếu tương đối thấp trong quý I/2025.
Quy mô phát hành mới đạt 474 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 35,2% so với năm 2023, chủ yếu do ngành ngân hàng đẩy mạnh phát hành riêng lẻ. Trong khi đó, ở nhóm doanh nghiệp, phát hành mới tiếp tục kém tích cực khi chỉ tăng 3,1%.
Điểm tích cực là thanh khoản trên thị trường thứ chấp đã được cải thiện đáng kể.
Riêng tháng 12, tổng giá trị giao dịch TPDN đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng tới 60% so với tháng liền trước và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
FiinGroup đánh giá, điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn từ phía nhà đầu tư đối với sản phẩm trái phiếu.
Lũy kế cả năm 2024, tổng giá trị giao dịch TPDN thứ cấp đạt hơn 1.180 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2023.
Xét theo ngành, trái phiếu ngân hàng và bất động sản chiếm đến 76,6% tổng giá trị giao dịch trong năm, với kỳ hạn giao dịch chủ yếu trong khoảng 1-3 năm. Về hoạt động mua lại, các tổ chức phát hành đã thực hiện mua lại trước hạn hơn 244 nghìn tỷ đồng TPDN trong năm 2024, giảm 11% so với năm 2023. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại từ mức nền thấp.
Tổng giá trị mua lại TPDN của các doanh nghiệp bất động sản đã giảm 23% trong năm 2024, tiếp đến là dịch vụ tài chính, vật liệu, xây dựng, và tiện ích. Riêng đối với ngành bất động sản, cả quy mô phát hành mới và hoạt động mua lại trước hạn đều giảm, trong khi khối lượng trái phiếu đáo hạn lại gia tăng.
Theo nhóm phân tích, điều này phản ánh áp lực tài chính ngày càng lớn đối với doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt trong bối cảnh doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng.
Ngược lại, các ngân hàng vẫn tích cực trong việc mua lại trái phiếu trước hạn như một phần nỗ lực giữ ổn định hệ số an toàn vốn (CAR), với tổng giá trị mua lại.
Năm 2025, FiinGroup đánh giá áp lực đáo hạn trái phiếu tương đối thấp trong quý I/2025, nhưng dự kiến ở mức cao nửa cuối năm 2025. Cụ thể, nợ gốc TPDN phải trả dự kiến khoảng 226,6 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 5,1% so với năm 2024. Trong đó, ngân hàng chiếm 27,4%, tương đương 48,8 nghìn tỷ đồng và nhóm phi ngân hàng chiếm phần còn lại.
Với bất động sản, dòng tiền thanh toán nợ gốc TPDN trong năm 2025 dự kiến khoảng gần 110 nghìn tỷ đồng, chiếm 49% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cho cùng năm, phần lớn vào quý III (54,2 nghìn tỷ đồng) và quý IV (27,8 nghìn tỷ đồng) và tập trung vào một số doanh nghiệp lớn là Vinhomes, Novaland, Phát Đạt, Vincom Retail.
Dòng tiền trả lãi trái phiếu dự kiến khoảng 97 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, nhóm phi ngân hàng dự kiến phải trả lãi gần 65 nghìn tỷ đồng, tập trung giai đoạn quý II và quý III/2025. Các doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực trả lãi bao gồm Vinhomes, Vingroup, Novaland, Vietjet…
-
Đầu tư LDG chậm trả hơn 200 tỷ đồng gốc, lãi trái phiếu
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa đăng tải văn bản của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (mã: LDG) công bố tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu.






-
Một công ty bất động sản tại Nghệ An huy động thành công 500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản Thành Vinh (Thành Vinh Realty) vừa công bố đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị lên đến 500 tỷ đồng, theo thông báo gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và nhà đầu tư....
-
Cen Land công bố thông tin bất thường liên quan đến lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) vừa công bố thông tin bất thường gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, liên quan đến việc thay thế tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã CRE202001....
-
Phía làn sóng trái phiếu ngân hàng: Cuộc đua tăng trưởng tín dụng bắt đầu?
Tháng 6/2025 ghi nhận sự bùng nổ của trái phiếu ngân hàng, chiếm tới hơn 80% tổng lượng phát hành trên thị trường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các “ông lớn” ngành ngân hàng đang chủ động chuẩn bị nguồn vốn trung – dài hạn, đón đầu chu kỳ tín dụng...