Nhận định trên được trình bày trong báo cáo của FiinGroup tại hội nghị nhà đầu tư thường niên Invest ASEAN 2022.
Trong báo cáo, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần FiinGroup cho rằng, quy mô trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã lớn hơn so với một số nước trong khu vực như Philippines và Indonesia trong khi hạ tầng đang trong quá trình hoàn thiện.
Quy mô trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản khoảng 487 nghìn tỉ. Ảnh minh họa
Huy động vốn qua kênh trái phiếu doah nghiệp ất lớn trong tương quan với kênh vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán và tín dụng trung và dài hạn ngân hàng. Số liệu của FiinRatings cho thấy huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 là 715.000 tỉ đồng trong khi giá trị cho vay mới trung và dài hạn của ngân hàng thương mại là 700.000 tỉ đồng, huy động vốn cổ phần từ thị trường chứng khoán đạt 101.000 tỉ đồng.
Quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 5 tháng đầu năm đạt gần 102 nghìn tỉ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Nếu không tính đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Vingroup, quy mô phát hành tháng 5 chỉ còn 13,7 nghìn tỉ đồng.
FiinGroup cho rằng, áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản đang ở mức rất cao. Quy mô trái phiếu doanh nghiệp của ngành bất động sản khoảng 487 nghìn tỉ vào thời điểm cuối tháng 4/2022, trong đó 63% giá trị này, tương đương với khoảng 305 nghìn tỉ đồng có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây, tức từ năm 2022 – 2024.
Trong khi đó với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết, giá trị dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm dần do dịch bệnh, cho thấy sức khỏe tín dụng suy yếu. Khi các doanh nghiệp phi tài chính trên toàn thị trường chứng khoán được dự báo vẫn sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận khá tích cực thì triển vọng lợi nhuận các đơn vị bất động sản niêm yết được dự báo “đi ngang”.
Bên cạnh đó, Covid-19 làm chậm tiến độ triển khai dự án. Triển khai dự án chậm vì giãn cách xã hội do Covid-19 và thủ tục pháp lý dự án, thể hiện qua chỉ số doanh thu nhận trước/hàng tồn kho giảm mạnh. Sản lượng căn hộ bán được giảm mạnh, giảm còn khoảng 30% chỉ tính thị trường Hà Nội và TP.HCM, vốn chiếm khoảng 60% quy mô cả nước.
“Dù vậy, xét tỉ lệ đòn bẩy nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết giảm cùng với chỉ số bao phủ lãi vay cho thấy khả năng vay và trả nợ của các doanh nghiệp này vẫn tương đối ổn định”, báo cáo của FiinGroup nhận định. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh và vấn đề pháp lý làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, qua đó khiến việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh gặp hạn chế.
-
Trừ Tân Hoàng Minh, các doanh nghiệp đến hạn đều trả được nợ phát hành trái phiếu
Từ trước tới giờ, chỉ có chỉ trừ trường hợp Tân Hoàng Minh hiện nay chưa trả nợ do hủy giao dịch, còn lại các doanh nghiệp đến hạn đều trả được nợ.







-
Một công ty bất động sản tại Nghệ An huy động thành công 500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu riêng lẻ
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản Thành Vinh (Thành Vinh Realty) vừa công bố đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị lên đến 500 tỷ đồng, theo thông báo gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và nhà đầu tư....
-
Cen Land công bố thông tin bất thường liên quan đến lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land) vừa công bố thông tin bất thường gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, liên quan đến việc thay thế tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu mã CRE202001....
-
Phía làn sóng trái phiếu ngân hàng: Cuộc đua tăng trưởng tín dụng bắt đầu?
Tháng 6/2025 ghi nhận sự bùng nổ của trái phiếu ngân hàng, chiếm tới hơn 80% tổng lượng phát hành trên thị trường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các “ông lớn” ngành ngân hàng đang chủ động chuẩn bị nguồn vốn trung – dài hạn, đón đầu chu kỳ tín dụng...