Ngày 3.9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1454/QĐ – TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng.
Cụ thể, Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH& ĐT) làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ KH&ĐT và các thành viên là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tư pháp, Thông tin và truyền thông, Khoa học và công nghệ, Ngân hàng Nhà nước.
Sơ đồ tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (Ảnh: invert.vn)
Theo tìm hiểu, dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có chiều dài 188,2 km với quy mô 6 làn xe. Trong đó đoạn qua địa phận tỉnh An Giang dài 56,74 km, đoạn qua thành phố Cần Thơ dài 37,77km; đoạn qua tỉnh Hậu Giang dài 37,02km và đoạn qua tỉnh Sóc Trăng dài 56,67km.
Cao tốc có điểm đầu kết nối đường Quốc lộ 91 (tuyến N1) thuộc xã Vĩnh Tế (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang); điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu (cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được Bộ GTVT kiến nghị chia thành 3 dự án thành phần gồm: dự án thành phần 1 (Châu Đốc – Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) chiều dài tuyến 63,4km; dự án thành phần 2 (Lộ Tẻ Rạch Sỏi – Quốc lộ 61C) có chiều dài tuyến 41,55km; Dự án thành phần 3 (QL61C – cảng Trần Đề) có chiều dài tuyến 83,20km.
Dự kiến khởi công năm 2022 theo phương thức đối tác công tư (PPP), giai đoạn 1 (2 làn xe) dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 47.435 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện đầu tư xây dựng dự án, thu hồi vốn thông qua thu phí và hỗ trợ của Nhà nước bằng tiền 50%. Dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành vào năm 2025.
-
Chuẩn bị đầu tư cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu gần 20.000 tỷ đồng
19.616 tỷ đồng là mức phí sơ bộ dự tính để xây 53,7 km đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo phương thức đối tác công tư (PPP).
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.