Pankaj Kapoor, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn bất động sản Liase Foras, cho biết giá căn hộ có thể giảm từ 10-20% tùy từng khu vực, còn giá đất có thể sẽ giảm sâu hơn 30%.
Đây sẽ là sự thay đổi đáng kể nhất kể từ thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009. Từ đó đến nay, giá nhà đất tại Ấn Độ gần như luôn được giữ ở mức ổn định, bất chấp những khủng hoảng trong ngành ngân hàng tại nước này trong năm 2019.
“Hiện tại, thị trường đang nghiêng về phía người mua. Vì vậy, nếu ai đó muốn bán nhà cửa, đất đai, họ buộc phải giảm giá”, Ram Raheja, chuyên gia môi giới của Công ty bất động sản S Raheja Realty có trụ sở tại Mumbai cho biết.
Theo báo cáo được công bố vào tháng 1 của PropTiger, một cổng thông tin bất động sản trực tuyến, chín thị trường có mật độ dân cư lớn của Ấn Độ hiện đang sở hữu lượng hàng tồn kho được định giá lên tới 6.000 tỉ rupee.
Các ngân hàng hiện cũng đang lo lắng nếu các nhà kinh doanh không thể bán tháo cổ phiếu của họ, nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc các khoản nợ xấu có thể sẽ tăng thêm khoảng 140 tỉ USD.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù chính phủ Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp để giải quyết căng thẳng trên thị trường bất động sản, nhưng vẫn còn một số dự án đang bị trì hoãn do thiếu vốn hoặc người mua.
Dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu đã khiến chính phủ Ấn Độ buộc phải đưa ra lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm tránh việc lây lan virus corona. Điều này đã khiến thị trường bất động sản tại quốc gia có số dân đông thứ 2 thế giới này gặp nhiều khó khăn hơn.
Ashok Mohanani, phó giám đốc phụ trách bất động sản của Naredco tại Maharashtra, cho biết: “Trong vài tháng trở lại đây, các công ty đều có mức lợi nhuận rất thấp. Họ đang cố gắng tồn tại bằng cách duy trì những dòng tiền”.
Theo ông Mohamani, tác động của virus corona sẽ được cảm nhận rõ nhất với các loại bất động sản thương mại và dân cư. Điều này sẽ là thách thức không hề nhỏ với sự sống còn của nhiều công ty.
-
Thực tế ảo trở thành kênh tiếp thị bất động sản thời nCoV
CafeLand - Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng, tựa như cơn địa chấn cho nền kinh tế toàn cầu. Vào lúc này, nhiều nhà kinh tế bắt đầu nói về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Nếu điều đó xảy ra, thị trường bất động sản sẽ không tránh khỏi cuộc khủng hoảng này.