03/08/2020 5:48 PM
CafeLand - Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, lượng kiều hối toàn cầu có thể giảm 108,6 tỷ USD trong năm nay bởi tình trạng mất việc làm và các nhà tuyển dụng cắt giảm biên chế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu.

Báo cáo của ADB được công bố ngày thứ Hai 3/8 cho biết, tiền chảy về khu vực châu Á, nơi có khoảng 1/3 lao động nhập cư trên toàn thế giới, có thể giảm 54,3 tỷ USD, tương đương 1/5 lượng kiều hối cơ bản.

Kiều hối chảy về khu vực châu Á và Thái Bình Dương, trong năm 2019 lên tới 315 tỷ USD, là động lực thúc đẩy tăng trưởng về tiêu dùng đối với một số nền kinh tế đang phát triển trong khu vực, trong đó có Philippines.

Báo cáo của ADB cho biết, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ tác động mạnh đến kiều hối tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Các quốc gia phải đối mặt với các ảnh hưởng “nghiêm trọng hơn” là những quốc gia có tỷ lệ kiều hối trên tổng sản phẩm quốc nội và kiều hối bình quân đầu người cao, như Tonga, Samoa và các quốc gia Thái Bình Dương khác.

Báo cáo cũng cho biết Georgia, Kyrgyzstan và Tajikistan là các quốc gia có số lượng lớn người di cư theo mùa và dài hạn chủ yếu đến Nga và châu Âu, cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, cùng với Nepal và Philippines.

ADB đưa ra kịch bản trong trường hợp xấu nhất có thể phải mất một năm để kiểm soát ổ dịch trong nước và nối lại các hoạt động kinh tế. “Không thể dự đoán chắc chắn được khi nào thì nền kinh tế có thể khôi phục hoàn toàn, ngay cả khi việc phong tỏa được chấm dứt”, ADB nhận định.

Ngân hàng ADB cho biết trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á được đưa ra vào tháng 6 rằng, một nhóm 45 quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ trải qua một năm 2020 tăng trưởng yếu nhất trong gần 6 thập kỷ.

  • ADB lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam

    ADB lạc quan về tăng trưởng GDP Việt Nam

    CafeLand – Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 sẽ đạt 6,9%, trong năm 2020 đạt 6,8%, tăng 0,1% so với dự báo hồi tháng 9 năm nay.

Trường Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.