Ảnh minh hoạ
Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, ước tính đến cuối tháng 9, Hà Nội thu hút khoảng 992,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 226 dự án mới với tổng vốn đầu tư 141,3 triệu USD; còn lại là tăng vốn và góp vốn.
Các nước có số dự án đầu tư lớn vào Hà Nội chủ yếu thuộc châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Châu Âu và Mỹ chỉ chiếm dưới 10% tổng vốn đăng ký. Dự án đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp chế biến, chế tạo...
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú khẳng định đây là kết quả tích cực, giúp Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, cũng theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chất lượng, hiệu quả và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Đầu tư nước ngoài vẫn tập trung ở một số ngành có trình độ công nghệ thấp để tận dụng chi phí lao động thấp và hưởng ưu đãi, như gia công (dệt may, da giày, chế biến gỗ), lắp ráp (điện tử, ô tô, xe máy...) và một số ngành chế biến thực phẩm. Những ngành này thường sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư trên 1ha đất sử dụng chưa cao; dự án chủ yếu có quy mô nhỏ.
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với năng lực, lợi thế và ưu đãi được hưởng; tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư đăng ký chưa cao; liên kết, tương tác với các khu vực khác của nền kinh tế thiếu chặt chẽ, hiệu ứng lan tỏa về công nghệ cũng hạn chế.
Để tăng cường số lượng và chất lượng đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, Hà Nội có chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, chủ động tiếp cận các tập đoàn lớn, dự án phù hợp với mức độ phát triển của thành phố; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả trong hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư.
-
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài mới đạt hơn 7%
Tính tới ngày 10/6/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành mới đạt 7,53% so với dự toán được giao.
-
Vốn ngoại chảy mạnh vào bất động sản, lộ diện các phân khúc được các “ông lớn” săn đón
Nhu cầu của khối ngoại đối với dự án bất động sản nhà ở thực chất vẫn rất lớn, không kém nhu cầu đối với các dự án khu công nghiệp, văn phòng.
-
“Đại bàng” nào dẫn đầu dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam?
Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,79 tỷ USD, chiếm gần 28,6% tổng vốn đầu tư, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2023....
-
Bình Dương hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng, Bình Dương thu hút được 58.988 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (đạt 85,7% cùng kỳ) và 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (đạt 86,86% kế hoạch, bằng 94,1% so với cùng kỳ)....