Theo kế hoạch của Bộ GTVT, trong năm 2022 sẽ hoàn thành 4 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông tuyến tránh quốc lộ 1 ở miền Tây bao gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. Tuy nhiên đến nay, chỉ có dự án Cam Lộ - La Sơn thông xe kỹ thuật, các dự án còn lại chưa thế hoàn thành đúng tiến độ đặt ra.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (hình: Thanh Niên)
Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có tổng chiều dài 99 km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận, với tổng vốn đầu tư hơn 12.577 tỉ đồng, do Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Dự án khởi công vào tháng 9/2020.
Dự án được đánh giá là một trong những tuyến quan trọng nhất ở miền Nam. Tuyến đường kết nối với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ rút ngắn thời gian từ TP.HCM đến thành phố du lịch Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) chỉ còn hơn 2 giờ chạy xe, giảm gần một nửa thời gian so với trước khi hình thành tuyến cao tốc.
Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo
Kết nối với cao tốc Dầu Giâu - Phan Thiết là tuyến cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo với tổng chiều dài hơn 100km – là đoạn tuyến dài nhất thuộc cao tốc Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dự án có điểm đầu tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong; điểm cuối kết nối với cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo (hình: Báo Giao thông)
Giai đoạn 1 của tuyến đường xây dựng 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h; giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đầu tư thành 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Công trình có tổng mức đầu tư 10.853 tỉ đồng, được khởi công vào cuối tháng 9/2020.
Trước đó Bộ GTVT đã có chỉ đạo chủ đầu tư dự án (Ban QLDA 7)phải thông xe kỹ thuật tuyến đường trước 31/12/2022 và khánh thành, đưa vào khai thác đoạn này trước 30/4/2023. Hiện còn 2 gói thầu đang chậm tiến độ đề ra.
Cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45
Dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 63,4 km đi qua tỉnh Ninh Bình (14,35km) và tỉnh Thanh Hóa (49,02km). Dự án tiếp nối cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn tại xã Mai Sơn (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình); điểm cuối tại nút giao đường Nghi Sơn - Thọ Xuân (xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa). Dự án có tổng vốn đầu tư 12.111 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (hình: TTXVN)
Khởi công từ tháng 9/2020, dự án gặp một số vướng mắc trong giai đoạn năm 2021 do tác động của dịch Covid-19 kéo dài, và giá một số loại vật liệu phục vụ thi công tăng cao, gây ảnh hưởng đến việc thi công và tiến độ một số gói thầu.
Hết năm 2022, dự án này chỉ đủ điều kiện thông xe kỹ thuật đoạn Mai Sơn - Đồng Xuân (dài 53 km). Còn đoạn Đồng Xuân (Đông Sơn, Thanh Hoá) tới quốc lộ 45 (Nông Cống, Thanh Hoá) dài khoảng 10 km chưa thể thông xe. Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép kéo dài thời gian hoàn thành dự án đến 30/6/2023.
Bên cạnh 3 dự án cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường tránh miền Tây và đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội (Hà Nội) là 2 dự án trọng điểm khác không thể về đích đúng hẹn
Tuyến đường tránh Quốc lộ 1
Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A qua TP.Cà Mau được khởi công vào cuối tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng thi công nhưng đến nay đã lỡ hẹn.
Tuyến đường tránh Quốc lộ 1 qua TP. Cà Mau (hình: Tạp chí Giao thông)
Dự án được kỳ vọng góp phần giảm tải cho Quốc lộ 1 đoạn đi qua trung tâm thành phố Cà Mau, giảm thiểu ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.725 tỉ đồng với tổng chiều dài khoảng 14,3km, quy mô xây dựng đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế đạt 80km/h, bề rộng nền đường 12m gồm 2 làn xe chạy, đầu tư 10 cầu mới trên toàn tuyến.
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
Đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, trong đó 8,5km đi trên cao (từ Depot Nhổn đến Thủ Lệ) và 4 km phần ngầm (từ Thủ Lệ đến ga Hà Nội). Dự án có 12 ga (8 ga trên cao, 4 ga ngầm) đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, trong đó điểm đầu là Nhổn, điểm cuối ga Hà Nội.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
Dự án khởi công năm 2009 và đã lỡ hẹn về đích 4 lần. Tháng 12/2022, tuyến đường sắt đã bước vào giai đoạn chạy thử với hiệu suất đạt 99,65% (mức yêu cầu 98%). Với việc chạy thử hệ thống thành công, dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đã hoàn tất 7/8 giai đoạn tuy nhiên vẫn không thể kịp thời hoàn thành trước thềm năm mới 2023.
-
Điểm lại những tuyến cao tốc ngàn tỷ thông xe trong năm 2022
Ở Phía Nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận về đích góp phần kết nối khu vực Tây Nam Bộ với TP.HCM, trong khi phía Bắc khánh thành tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái mang về kỷ lục mới cho tỉnh Quảng Ninh. Ở miền Trung, cao tốc Cam Lộ - Mai Sơn đang chuẩn bị các bước cuối cùng để kịp thông xe trong năm 2022.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.