CafeLand - Dữ liệu cập nhật đến hết năm 2020 cho thấy, ‘Big4’ - 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam bao gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV - nắm giữ tỷ giữ lượng tài sản là bất động sản thế chấp ở mức 5,815 triệu tỷ, tăng 21% so với cuối năm 2019 và chiếm 73,7% tổng tài sản thế chấp.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2020, lượng tài sản thế chấp của khách hàng và các tổ chức tín dụng tại Agribank là hơn 2,06 triệu tỷ đồng, tăng gần 10,8% so với đầu năm.

Trong đó, bất động sản được thế chấp tại Agribank có giá trị hơn 1,84 triệu tỷ, tăng 13,6% và chiếm 89% tổng tài sản thế chấp.

Đối với VietinBank, bất động sản chiếm 68,3% với gần 1,719 triệu tỷ đồng, tăng 34% so với thời điểm cuối năm 2019.

Trong khi đó, BIDV có khối tài sản thế chấp đạt gần 1,87 triệu tỷ vào cuối năm 2020. Trong đó, bất động sản thế chấp tại ngân hàng này có giá trị gần 1,29 triệu tỷ đồng, chiếm 69,3%.

Ngân hàng Vietcombank nắm giữ gần 1,442 triệu tỷ tài sản thế chấp vào cuối năm 2020. Trong đó, giá trị bất động sản là 957.537 tỷ, chiếm 66,4%.

Tổng cộng, đến cuối năm ngoái, nhóm Big4 ngân hàng đang nắm giữ lượng tài sản thế chấp lên tới 7,895 triệu tỷ đồng, tăng 17,4% so với thời điểmcuối năm 2019. Trong đó, bất động sản thế chấp ở mức 5,815 triệu tỷ, tăng 21% so với cuối năm 2019 và chiếm khoảng 73,7% tổng tài sản thế chấp của 4 nhà băng này.

Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 5, sau khi phân tích bảng cân đối kế toán của 4 ngân hàng quốc doanh Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank – 4 ngân hàng chiếm hơn nửa tổng dư nợ tín dụng cả nước, HSBC cho rằng cần phải đánh giá lại sức khoẻ của ngành ngân hàng Việt Nam.

HSBC chỉ ra rủi ro trong sự gia tăng mạnh mẽ cho vay tiêu dùng, cùng với nợ hộ gia đình tăng cao. Tỷ lệ cho vay hộ gia đình tăng đáng kể từ 28% trong tổng cho vay “Big 4” vào năm 2013 lên 46% vào năm 2020, tức là nợ hộ gia đình tăng nhanh từ 25% GDP lên 61% trong năm 2020.

Mặc dù tăng trưởng nợ hộ gia đình có giảm đáng kể vào năm 2020, nhưng mức độ vẫn được nâng cao. Nếu tính theo lực lượng lao động, nợ tiêu dùng thậm chí đã tăng vọt từ 41% thu nhập năm 2013 lên hơn 100% năm 2020.

Về cơ cấu tín dụng, theo HSBC, lĩnh vực sản xuất, bán buôn/ bán lẻ vẫn là ưu tiên và điều này được đánh giá tốt cho triển vọng tươi sáng của Việt Nam trong sản xuất công nghiệp, bằng chứng là dư nợ cho các lĩnh vực này tại 4 ngân hàng đã tăng 10% trong năm 2020.

Tuy nhiên, theo HSBC, tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro hơn như bất động sản cũng đã tăng tốc kể từ tháng 12/2020, khiến Ngân hàng Nhà nước phải lên tiếng cảnh báo về rủi ro tiềm ẩn.

  • Trực tiếp Tọa đàm: Dự án bất động sản thế chấp ngân hàng - Hiểu sao cho đúng?

    Trực tiếp Tọa đàm: Dự án bất động sản thế chấp ngân hàng - Hiểu sao cho đúng?

    CafeLand – Kể từ khi Sở TN-MT Tp.HCM công bố danh sách 77 dự án nhà ở và Hà Nội công bố 34 dự án đang thế chấp ngân hàng lập tức nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận và giới đầu tư bất động sản. Nhiều chủ đầu tư dự án cho rằng đợt công bố này chưa đầy đủ, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, thị trường. Về phía người mua nhà khi biết đến thông tin trên cũng tỏ ra khá thận trọng vì lo ngại rủi ro.

Trường Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.