11/04/2020 10:15 AM
CafeLand – Chống thấm là công đoạn không thể thiếu khi thi công xây dựng để giữ được tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của công trình. Tùy từng hạng mục công trình mà có những vật liệu chống thấm phù hợp. Dưới đây là một số loại vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến trong xây dựng.

Hiện tượng thấm dột

Khi bạn thấy trần nhà có vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng có chỗ bị đọng nước tức là nhà bạn đã có hiện tượng bị thấm.

Vật liệu chống thấm

Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.

Chống thấm là việc ngăn chặn nước dưới dạng lỏng thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một vật dụng nào đó bằng cách sử dụng vật liệu chống thấm như màng và lớp phủ hay tấm lợp để phủ lên trên, sơn quét, dán bọc ra ngoài, lót dưới đáy để bảo vệ công trình xây dựng khỏi tác hại của nước mưa (mái thấm dột) và nước ngầm (phần ngầm dưới đất), hay nước mặt bao quanh (công trình thủy nằm sâu trong nước).

Các phương pháp chống thấm truyền thống chủ yếu dùng để chống thấm cho mái nhà. Tuy nhiên, do sự mở rộng và phát triển không gian ngầm hiện nay, công tác chống thấm cho các hạng mục ngầm ngày càng phổ biến và được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia xây dựng.

Các loại vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay

Màng chống thấm với ưu điểm chống thấm tốt, độ bền cao, hiệu quả cho sàn bê tông, mái bê tông. Loại vật liệu chống thấm này được thi công cùng với thi công công trình.

Màng chống thấm

Chống thấm dột sàn bê tông bằng khò nóng màng Bitum

Một số loại màng chống thấm như màng chống thấm khò nóng cần gia nhiệt khi thi công, màng chống thấm tự dính, màng lót HDPE chống thấm, màng chống thấm dạng dung dịch đàn hồi cải tiến,…

Vật liệu phun hoặc quét để tạo màng. Dạng vật liệu chống thấm này có dạng là hóa chất lỏng, có thể sử dụng để phun hoặc quét lên bề mặt cần chống thấm nhằm có tác dụng tạo ra lớp áo bảo vệ bên ngoài trước khi bắt đầu thi công công trình.

Vật liệu phun hoặc quét để tạo màng

Vật liệu này cũng có ưu điểm chống thấm tốt, dễ dàng thi công. Tốn ít thời gian thi công hơn so với màng chống thấm tuy thấm khá cao và bền. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường không khí có độ ẩm cao việc sử dụng vật liệu phun quét tạo màng sẽ giúp chống thấm hiệu quả hơn cho trần nhà, mái nhà.

Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng là vật liệu chống thấm phổ biến với khả năng chống thấm ngược và rất dễ thi công.Hơn nữa nhờ thành phần có chứa Polyme nên độ dính bám của vật liệu này khá cao, dễ dàng dính bám sàn bê tông, trần bê tông.

Sau khi thi công, bề mặt công trình nhẵn dễ dàng vệ sinh nên sau khi trần nhà hoàn thành. Đồng thời vật liệu này có thể lấp đầy các khe nứt bê tông nên áp dụng để cho các công trình bị nứt và có xảy ra hiện tượng thấm. Tuy nhiên, sản phẩm này áp dụng với hạng mục thi công ít phải tiếp xúc với mặt trời.

Hóa chất chống thấm phun hoặc quét thẩm thấu gốc xi măng

Phụ gia chống thấm trộn cùng xi măng giúp tăng độ kết dính của cốt liệu đồng thời tăng hiệu quả chống thấm tốt hơn. Phụ gia chất chống thấm cũng được ứng dụng vào rất nhiều hạng mục công trình.

  • Cách chống thấm cho các kiểu mái nhà

    Cách chống thấm cho các kiểu mái nhà

    Khi mái nhà bị thấm dột không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình.

Châu An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.