10/01/2014 11:10 AM
Suốt 2 năm qua, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn đã khiến nhiều đại gia bất động sản ngoại đang mắc kẹt trên thị trường Việt Nam. Lúc này đây, thị trường đang hình thành làn song đổ vốn thâu tóm ác dự án đang “nằm im”.

Dự án chung cư quốc tế Booyoung

Khởi công từ năm 2007, dự án chung cư quốc tế Booyoung tại khu đô thị mới Mỗ Lao, Hà Đông đã phải xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ. Dự án có tổng mức đầu tư 171 triệu USD và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2010. Thế nhưng, 6 năm trôi qua, dự án Booyoung Vina do Công ty TNHH Booyoung Việt Nam - Hàn Quốc làm chủ đầu tư vẫn nằm im lìm, trở thành một bãi đất hoang rộng lớn.

Từng được đánh giá là mảnh “đất vàng” cho phát triển bất động sản nhưng hồi tháng 5/2013, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản điểm mặt chỉ tên dự án chung cư quốc tế Booyoung là một dự án chậm tiến độ.



Ảnh minh họa

Khu đô thị Tây Hồ Tây

Một dự án vốn ngoại khác, khu đô thị Tây hồ Tây có tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, 100% vốn của Hàn Quốc đã được cấp phép hơn 7 năm nay nhưng vẫn chưa xây dựng. Chủ đầu tư là Công ty TNHH phát triển T.H.T đã đầu tư trên 94 triệu USD để giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa được nhận mặt bằng sạch để khởi công dự án.

Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của dự án khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ và khẩn trương giải phóng mặt bằng để dự án sớm được triển khai theo đúng cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây được động thổ từ tháng 11/2012 nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, trong quá trình triển khai dự án, nguồn lực của nhà đầu tư đã giảm sút do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án. Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do thiếu vốn và thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, đặc biệt là việc thực hiện quy định của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài.

Mới đây nhất, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu huyện Từ Liêm đẩy nhanh và hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao một phần quỹ “đất sạch” để chủ đầu tư triển khai giai đoạn 1 của dự án trong tháng 1/2014, trước Tết Giáp Ngọ. Còn phía Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) với tư cách là đại diện thu xếp vốn đã ký bản hợp đồng tín dụng trị giá 200 triệu USD cho chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Dự án Splendora

Ở một phía khác, Công ty An Khánh (liên doanh giữa Posco E&C của Hàn Quốc và Vinaconex) chủ đầu tư dự án Splendora liên tục gặp rắc rối vì những khiếu kiện của khách hàng. Tháng 9/2013, TAND huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đưa ra xét xử vụ tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư Dự án Splendora liên quan đến việc chủ đầu tư dự án bị hơn 20 khách hàng khởi kiện do không bàn giao thông báo hoàn thiện phần nhà xây thô.

Theo nội dung khởi kiện của các khách hàng thì chủ dự án Bắc An Khánh - Splendora không bàn giao thông báo hoàn thiện nhà xây thô theo hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục hoàn thiện dự án, yêu cầu khách hàng nộp tiền và tính lãi trả chậm. Trước đó, hàng trăm “thượng đế” của dự án này đã lũ lượt treo băng rôn tới gặp chủ đầu tư để đòi quyền lợi.

Dự án ParkCity (Hà Đông)

Tọa lạc trên vị trí đẹp trên đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông, dự án Park City Hà Nội - Công ty CP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) - công ty liên doanh giữa Perdana ParkCity (S) Pte (Singapore) và Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành làm chủ đầu tư lại mang phận khá truân chuyên.

Khởi công tháng 10/2010, dự án Parkcity nằm trên vị trí đắc địa giao cắt hai tuyến đường lớn là Lê Trọng Tấn và Lê Văn Lương (Hà Đông, Hà Nội). Dự án có tổng diện tích 77ha với 12 tiểu khu bao gồm 900 nhà biệt thự và khoảng 7.000 căn hộ chung cư. Sở hữu quá nhiều “ưu điểm” nên khi mới mở bán, các suất ngoại giao được cò đất giao bán với mức giá chênh lệch "khủng" từ 1,2-1,5 tỉ đồng/căn liền kề, biệt thự lên đến 2 tỉ đồng.


Ảnh minh họa

Trái với việc mở bán rầm rộ, sau hàng loạt các sự cố, siêu dự án ParkCity (Hà Đông) rơi vào tình trạng nằm im bất động. Cho đến tháng 12/2012, dự án được chuyển nhượng 100% cho đối tác mới là công ty Công ty Perdana ParkCity (Malaysia).

Với việc mua lại toàn bộ cổ phần tại VIDC, Perdana ParkCity đang có tham vọng xây dựng Park City Hà Nội trở thành một phiên bản sáng tạo của Desa ParkCity (quy mô 191 héc-ta tại Kuala Lumpur, Malaysia). Tiến độ dự án cũng được định hình lại thời hạn bàn giao nhà được lùi sang tháng 6/2014, thay vì vào quý I/2013. VIDC cho biết, việc tái triển khai dự án Park City đã được bắt đầu từ tháng 1/2013. Nhưng đến thời điểm này không khí trên công trường dự án vẫn còn khá im ắng.

Vũ Anh (VnMedia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.