Lãnh đạo UBND TP.HCM và Bình Phước vừa có buổi làm việc đi đến thống nhất chủ trương đầu tư tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành trong giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, tuyến cao tốc sẽ có điểm đầu thuộc huyện Chơn Thành (Bình Phước) và điểm cuối là nút giao thông Gò Dưa (TP.HCM).
Theo phương án mới được UBND tỉnh Bình Phước đề xuất, tuyến cao tốc dài khoảng 70 km. Trong đó, đoạn qua tỉnh Bình Phước quy mô 6 làn xe để đồng bộ với tuyến cao tốc Đăk Nông - Chơn Thành.
Theo dự tính, tổng kinh phí đầu tư dự án khoảng 36.000 tỉ đồng, trong đó vốn nhà đầu tư là 19.000 tỉ đồng, phần còn lại là vốn nhà nước.
Cụ thể, đoạn đi qua địa bàn TP.HCM (từ nút giao Gò Dưa đến giáp ranh Bình Dương) dài khoảng 1,5km, chi phí đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng.
Đoạn qua Bình Dương dài khoảng 57 km, bao gồm 28 km đi trên cao, xây dựng khoảng 10 cầu vượt, kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 30.000 tỉ đồng. Đoạn qua tỉnh Bình Phước khoảng 11,5 km, khái toán khoảng 3.000 tỉ đồng.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư. Bộ KH-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 để triển khai dự án.
UBND TP.HCM thống nhất để UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan chủ trì làm việc với các bộ ngành và các địa phương về phương thức đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án.
Các địa phương có tuyến cao tốc đi qua sẽ cùng kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thực hiện điều chỉnh hướng tuyến dự án và sớm đề xuất Thủ tướng chấp thuận chủ trương triển khai đầu tư xây dựng dự án theo hình thức đối tác công tư PPP. Kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn, bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng.
-
Đề xuất đầu tư cao tốc TP.HCM – Bình Phước
CafeLand – Tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có chiều dài khoảng 69km đi qua ba địa phương TP.HCM, Bình Dương và Bình Phước được đề xuất đầu tư trong giai đoạn trước năm 2030.
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....