Khu tập thể Ngọc Khánh (Hà Nội) đi vào sử dụng từ năm 1981. Theo thời gian, các dãy căn hộ 5 tầng tại khu A1, A2, B1 đều trong tình trạng xuống cấp. Nặng nhất là dãy nhà B2 có hiện tượng lún, nghiêng hẳn về một bên. Các hộ dân ở đây sống chung với tình trạng này đã... 30 năm.

Hiện nay, ở Hà Nội, có nhiều khu nhà tập thể cũ bị lún, nứt, nghiêng. Ở các khu vực: Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công có tới 30% số lượng nhà chung cư bị lún; khoảng 206 nhà lắp ghép tấm lớn đang ở trong tình trạng rất đáng lo ngại.



30 năm sống trong “tập thể nghiêng”
Toàn cảnh dãy nhà nghiêng B2, Tập thể Ngọc Khánh


Vừa qua, Petrotimes nhận được phản ánh về tình trạng lún, nghiêng tại khu tập thể Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội. Theo ghi nhận của phóng viên, khu tập thể Ngọc Khánh đi vào sử dụng từ năm 1981, theo thời gian các căn hộ 5 tầng tại khu A1,A2,B1 đều nằm trong tình trạng xuống cấp. Nặng nhất là dãy nhà B2 có hiện tượng lún nghiêng hẳn về phía đường Nguyễn Chí Thanh.


30 năm sống trong “tập thể nghiêng”
Nhà B2 nhìn từ phía đường Nguyễn Chí Thanh

Qua tìm hiểu, một người dân sinh sống từ những ngày đầu tiên tại dãy B2 cho biết, tình trạng lún nghiêng xảy ra ngay sau khi ngôi nhà đi vào sử dụng, nguyên nhân chính có thể do đơn vị thi công không tốt ngay từ khâu đào móng. Sau 10 năm, chỉ có một lần duy nhất vào năm 1990 dãy nhà được “khắc phục” bằng cách đập đi 2 tầng trên cùng để giảm tải trọng cho ngôi nhà.


30 năm sống trong “tập thể nghiêng”
Cầu thang 2, B2 giảm tải lún bằng cách đập đi 2 tầng

Cách đây 4 năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 34/2007/NQ-CP về cải tạo xây dựng chung cư cũ. Kể từ đó, để cải tạo tình trạng xuống cấp, lún nghiêng tại tập thể B2, Ngọc Khánh đã có nhiều nhà đầu tư đến đo đạc, lấy ý kiến người dân, có sự thỏa thuận, giao đất… nhưng vẫn chưa thể tiến hành, triển khai vì có nhiều vướng mắc.


30 năm sống trong “tập thể nghiêng”
Tình trạng lún nghiêng đã 30 năm, nhiều người dân sinh sống tại đây coi đó là “chuyện bình thường”

Trước tình trạng lún nghiêng đã tồn tại đến 30 năm, theo ông Nguyễn Văn Quýnh, tổ trưởng tổ dân phố khu tập thể Ngọc Khánh cho biết: “Nguyên nhân chính nằm ở phía các nhà đầu tư không được sự đồng thuận từ phía người dân. Chủ đầu tư thì mong muốn có lợi nhuận tối đa nên khi lập quy hoạch thường vượt quy chuẩn về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất”.


“Như năm ngoái đã có nhà đầu tư muốn xây một chung cư gần 20 tầng, trong khi bản thiết kế thi công lại thuộc dạng “siêu mỏng” và cũng một phần từ quy định hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm Hà Nội. Nếu xây dựng công trình thấp các nhà đầu tư sẽ lỗ”.


30 năm sống trong “tập thể nghiêng”


Chưa kể đến việc các doanh nghiệp chỉ quan tâm thực hiện có mục đích sinh lợi, không để ý đến quyền lợi của người dân như: sẽ di dời đi đâu, cơ chế về bồi thường… Chính sách khuyến khích các hộ gia đình di chuyển tới các dự án nằm quá xa trung tâm và năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm của một số chủ đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu khi triển khai đồng bộ có quy mô lớn.


30 năm sống trong “tập thể nghiêng”


Cơ chế về bồi thường, giải phóng mặt bằng mới chỉ khuyến khích các chủ sở hữu căn hộ chung cư cũ được tái định cư tại vị trí cũ mà chưa có cơ chế, chính sách thỏa đáng khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân di chuyển tới các dự án ngoài khu vực trung tâm. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các chủ sở hữu căn hộ thiếu tin tưởng về tính công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư. “Ai chẳng muốn một chỗ ở tốt, quan trọng là các nhà đầu tư phải có quy hoạch rõ ràng, làm tròn trách nhiệm”, ông Quýnh cho biết thêm.

Theo Mạnh Kiên (Petrotimes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.