Ngày 28/10, UBND TP. Thủ Đức đã chính thức bàn giao mặt bằng còn lại của dự án xây dựng cầu Tăng Long cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tiếp tục triển khai xây dựng.
Được biết, cầu Tăng Long nằm trên tuyến đường Lã Xuân Oai bắc qua rạch Trau Trảu. Đây là hạ tầng quan trọng giúp kết nối giao thông cả về đường bộ lẫn đường thủy ở TP. Thủ Đức.
Dự án được khởi công năm 2017 với kinh phí lên đến gần 700 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2019 dự án phải ngừng thi công khi chỉ mới xây xong một vài hạng mục. Nguyên nhân chính là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Tại buổi lễ nhận bàn giao mặt bằng, chủ đầu đầu tư dự án này cho biết sẽ nhanh chóng thi công và đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cầu Tăng Long vào đúng dịp 30/4/2025.
Như vậy, cầu Tăng Long là cây cầu tiếp theo được “hồi sinh” ở TP. Thủ Đức kể từ đầu năm 2023 cho tới nay. Trước đó, hai cây cầu quan trọng khác đã được thi công trở lại là cầu Nam Lý và Long Đại.
Dự án cầu Nam Lý nằm trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp được khởi công năm 2016 với tổng mức đầu tư 919 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 423 tỉ đồng, bồi thường giải phóng mặt bằng 403 tỉ đồng và các chi phí khác.
Cầu Nam Lý dài 750 m, trong đó phần cầu dài 449m, rộng 20m, đường dẫn rộng từ 30-37m. Công trình sẽ thay thế cống đập Rạch Chiếc nhỏ hẹp, xuống cấp nằm trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp.
Cầu Nam Lý là hạ tầng quan trọng trên tuyến đường kết nối nhiều khu vực phía đông TP.HCM gồm quận 9, quận 2, cao tốc Long Thành – Giầu Dây và đường Võ Nguyên Giáp (xa lộ Hà Nội).
Tuy nhiên, dự án này cũng phải ngừng thi công nhiều năm do chậm bàn giao mặt bằng. Sau nhiều nỗ lực của TP. Thủ Đức, đến tháng 4/2023, cầu Nam Lý mới thi công trở lại sau khi người dân đồng ý giao mặt bằng. Công trình này sẽ về đích cuối năm 2024.
Trong khi đó, cầu Long Đại bắc qua nhánh sông Tắc nối đường Phước Thiện (phường Long Bình) với đường Long Phước (phường Long Phước) cũng đang được đẩy nhanh tiến độ sau khi tái khởi động từ đầu năm 2023.
Theo thiết kế, cầu có tổng chiều dài cầu và đường cầu dài 756m; phần cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép dài 493,3 m; vận tốc thiết kế 60km/h, mặt cắt ngang cầu gồm 6 phiến dầm Super "T", cao 1.75m, đặt cách nhau 2.38m.
Dự án được phê duyệt từ năm 2015, tổng vốn đầu tư hơn 350 tỉ đồng. Được khởi công từ năm 2017, nhưng đến cuối năm 2018 khi tiến độ xây dựng đạt khoảng 50% thì bị tạm dừng thi công do vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Ghi nhận thực tế, hiện nay công trường có nhiều phương tiện thi công và công nhân làm việc. Hiện phần cầu vượt sông đã được nối liền. Các đơn vị thi công đang tích cực xây dựng các hạng mục đường dẫn hai bên đầu cầu.
Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2024, cầu Long Đại sẽ nối liền hai tuyến đường quan trọng là Phước Thiện và Long Phước. Giúp người dân hai phường có thêm hướng di chuyển thuận lợi và rút ngắn thời gian hơn nhiều so với các tuyến hiện hữu. Đặc biệt, cây cầu này cũng có vai trò rất quan trọng với bất động sản khu vực này khi đi qua nhiều khu đô thị có quy mô và vốn đầu từ lớn.
-
Cận cảnh cầu 350 tỉ nhưng có giá trị “đặc biệt” với đô thị chục nghìn tỉ ở TP. Thủ Đức
Dự án cầu Long Đại nối phường Long Bình và Long Phước (quận 9 cũ, TP. Thủ Đức) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành. Cây cầu có vốn đầu tư hơn 350 tỉ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với giao thông khu vực mà còn góp phần nâng giá trị của loạt đô thị quy mô lớn đang mọc lên ngay cạnh.
-
Yên tâm pháp lý, thanh toán vô lo cùng “siêu phẩm” đầu tư Eaton Park
Lợi thế về pháp lý, giá bán cùng chính sách thanh toán linh hoạt và toàn diện, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trở thành yếu tố then chốt tăng sức hút cho dự án Eaton Park trong mắt các nhà đầu tư....
-
Agribank rao bán gần 3.100 m2 đất tại Bình Thạnh, giá hơn 150 tỷ đồng
Agribank AMC LTD vừa thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Quốc tế Thái Dương và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ V.LIFE.
-
Hôm nay họp bàn sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội và TP.HCM
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và TPHCM.