Tình hình kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam sẽ ít có thêm sự cải thiện trong năm tới.
Báo cáo mới nhất của Mirae Asset Việt Nam cho biết, tính đến tháng 11/2020, tổng số chuyến bay hồi phục lên mức -23% từ mức đáy -92% của tháng 4/2020. Gần như toàn bộ sự hồi phục đến từ các tuyến bay nội địa do các tuyến quốc tế vẫn chưa được mở lại.
Trong đó, tuyến hoạt động mạnh nhất là TPHCM–Hà Nội đạt mức 540 chuyến/tuần, với tỉ lệ lấp đầy tương đối khả quan (~90%).
Lĩnh vực vận tải hàng hóa chịu ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn từ Covid–19 và đã khôi phục từ rất sớm. Mặc dù vận tải hàng hóa có thể quay trở về mức trước dịch, nhưng việc tăng trưởng sẽ gặp khó khăn khi các chuyến bay chở khách kết hợp chở hàng hóa, vốn chiếm một nửa công suất chở hàng, vẫn bị ảnh hưởng do đường bay quốc tế chưa hoạt động trở lại.
Dự báo về triển vọng trong năm 2021, Mirae Asset cho rằng, ngành hàng không không còn dư địa hồi phục cho đến khi các tuyến quốc tế mở lại. Giá vé thấp giúp đẩy nhu cầu di chuyển bằng máy bay các tuyến nội địa lên mức cao hơn mức trước dịch. Tuy nhiên, khả năng tăng chuyến các tuyến nội địa cũng có giới hạn, khi giá vé máy bay đã ở mức thấp, không còn nhiều dư địa để giảm giá.
“Cho đến khi các tuyến quốc tế được mở lại, chúng tôi cho rằng tình hình kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam sẽ ít có thêm sự cải thiện”, Mirae Asset nhận định.
Bên cạnh đó, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh gay gắt hơn. Cụ thể, tất cả máy bay đều dồn về khai thác tuyến nội địa để cải thiện dòng tiền.
Vietjet Air tiếp tục nhận về 11 máy bay mới, nâng tổng số máy bay đang vận hành lên 88 chiếc (6 A320c và 5 A321c, theo Flightradar24). Nhận thêm máy bay mới đi kèm hoạt động bán và thuê lại (Sale&Lease back). Điều này khiến dòng tiền và hoạt động cốt lõi gặp khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.
Bamboo Airways bắt đầu tham gia thị trường, với số lượng máy bay tăng dần lên 26 chiếc. Số chuyến bay thực hiện trong tháng 11/2020 đạt 3,286 chuyến.
Vietnam Airlines và Jetstar là hai hãng bay có số lượng máy bay giảm so với thời điểm tháng 5, từ 105 xuống 99 và 18 xuống 15.
Theo Mirae Asset, triển vọng hồi phục của ngành hàng không phụ thuộc vào vaccine. Trong tháng 12/2020, Mỹ và một số nước châu Âu bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine. Tuy nhiên, sẽ cần thời gian để sản xuất đủ lượng vaccine để đẩy lui dịch bệnh.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC US), đến cuối tháng 12/2020, nước Mỹ sẽ nhận được khoảng 40 triệu liều vaccine, và sau đó 5–10 triệu liều/tuần (mỗi người sẽ cần 2 liều vaccine)
Các chuyến bay quốc tế có thể sẽ mở lại ngay khi dịch bệnh được đẩy lùi, nhưng khả năng bùng phát trở lại, các quy định kiểm dịch mới (chỉ cho nhập cảnh khi đã tiêm vaccine) sẽ kéo dài quá trình hồi phục lưu lượng khách vận chuyển về mức 2019.
Sang năm tới, các hãng hàng không buộc phải tích cực huy động tiền mặt từ nhiều nguồn. Các hãng hàng không đang đẩy mạnh các chiến dịch pre-sale các chuyến bay trong 2021 với nhiều khuyến mãi. Riêng Vietnam Airline dự kiến huy động 8.000 tỉ đồng từ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (CĐHH, giá phát hành 10,000/cp) và 4.000 tỉ đồng từ nợ vay ưu đãi với lãi suất 4%/năm trong thời gian 3 năm trong 2021.
-
Vì sao phải xây dựng sân bay thứ 2 vùng thủ đô?
Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Như vậy, sau năm 2040, vùng thủ đô sẽ có thêm sân bay thứ 2. Thế nhưng, dự thảo chưa đề cập đến vị trí xây dựng sân bay này.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 185 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD, tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.
-
Xuất khẩu năm 2025: Bộ Công Thương đặt mục tiêu tăng 6%
Bộ Công Thương nhận định, trong năm 2025, hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục và đề xuất đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6%...