Theo tạp
chí The Economist, đây sẽ là năm mà phần lớn các chủ nhà băng ở các thị
trường ngân hàng lớn của thế giới – lần đầu tiên trong 4 năm – cắt giảm
mạnh mẽ tiền lương của họ kể từ khi hệ thống ngân hàng làm nổ tung nền
kinh tế thế giới.
Đầu năm 2012, Ngân hàng Deutsche Bank của Đức
đã cho biết sẽ cắt giảm 15% lương của nhân viên tại hai đơn vị của ngân
hàng này. Tiếp theo xu hướng này, ngân hàng Barclays của Anh cũng vừa
thông báo kế hoạch cắt giảm lương từ 25-30% của 24.000 nhân viên ngân
hàng này. Ngân hàng này có thể sẽ sa thải khoảng 5% số giám đốc hàng
đầu, theo tin từ Bloomberg.
Các
ngân hàng và tập đoàn lớn nhất thế giới buộc phải giảm biên chế và cắt
giảm tiền lương của nhân viên do nguồn thu giảm sút - hệ quả của môi
trường tài chính bất ổn thời gian gần đây. Những "người khổng lồ" như
Morgan Stanley và Citigroup của Mỹ, Credit Suisse của Thụy Sĩ trong năm
ngoái cũng đã cắt giảm lương của nhân viên.
Trên thực tế, cho dù
cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ trong năm 2008 với sự sụp đổ của ngân
hàng Lehman Brother khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng điêu đứng, tiền
lương cho các nhân viên ngân hàng vẫn không bị ảnh hưởng đáng kể. Vụ cắt
giảm lương sau vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers chỉ tồn tại
trong thời gian ngắn. Năm 2010, khoản tiền thù lao được các công ty ở
phố Wall trả đạt mức kỷ lục 135 tỷ USD sau khi tăng đều đặn trong hai
năm liền. Mặc dù sản lượng kinh tế của phần lớn các nền kinh tế phương
Tây vẫn thấp hơn thời trước khủng hoảng, tiền lương ở lĩnh vực ngân hàng
đã sớm phục hồi về mức trước khủng hoảng ngay trong năm 2009.
Các
cơ quan quản lý và các nhà chính trị đã có nhiều nỗ lực nhằm cắt giảm
lương của giới nhà băng. Ở Anh, chính phủ đã áp đặt một loại thuế lên
tiền thưởng của giới ngân hàng trong năm 2010 và gây sức ép buộc các
công ty phải đồng ý cắt giảm tiền thưởng trong năm 2011.
Tuy
nhiên, dù tiền thưởng đã giảm khoảng 8% trong năm 2011, nhưng theo tính
toán của công ty tư vấn kinh tế CERB, tiền lương bình quân đã tăng
khoảng 7%. Ở một số nơi khác, tiền lương còn tăng nhiều hơn nữa. Ở một
số thị trường châu Á, các chủ ngân hàng cho biết tiền lương đã tăng
nhiều tới mức 25%.
Vậy tại sao năm 2012 có thể là năm xu hướng
tiền lương đổi chiềul? Có hai lý do chính: Thứ nhất là việc nền kinh tế
tái phát khủng hoảng ở các nước giàu và sự thay đổi sâu sắc trong các
thị trường ngân hàng có khả năng sẽ làm cho lợi nhuận của các ngân hàng
giảm mạnh trong những năm tới.
Ngành ngân hàng cũng phải đối mặt
với sự thay đổi về cơ cấu. Từ 1/1/2012, các ngân hàng trên thế giới sẽ
phải giữ lại mức vốn dự phòng cao hơn nhiều so với tài sản trong các sổ
sách giao dịch của họ. Những luật lệ mới này, được biết đến dưới cái tên
Basel 2.5 , sẽ làm cho nhiều giao dịch thương mại của các ngân hàng trở
nên không còn có lời nữa.
Tại Mỹ, 2012 là năm mà nhiều luật lệ
được đề nghị theo đạo luật Dod – Frank sẽ trở thành những quy định.
Những quy định này sẽ bao gồm những giới hạn giao dịch mà các ngân hàng
có thể làm cho bản thân họ. Công ty tư vấn McKinsey cho rằng lợi nhuận
từ chứng khoán của các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới sẽ giảm mạnh
từ 20% xuống còn 7%, trừ phi các ngân hàng thực hiện những bước đi nhắm
làm giảm tác động của những quy định mói này. Biện pháp lớn nhất mà họ
có thể sẽ là cắt giảm nhân viên, và giảm lương đối với những người còn
lại.
Logic này rất tàn nhẫn, Một cách điển hình, nhân viên chiếm
khoảng 40 – 60% thu nhập tại cá ngân hàng đầu tư lớn. Trong năm qua,
doanh thu đã giảm mạnh trong khi nhiều ngân hàng bị kẹt vào chính sách
trả lương cao, đẩy tỉ lệ bù đắp của họ lên tới 60 – 80%. Việc cắt giảm,
mặc dù nhanh chóng và tàn bạo, sẽ không diễn ra đồng loạt. Những chủ
ngân hàng xuất sắc sẽ vẫn có thể đòi hỏi một phần không cân xứng từ thu
nhập mà họ làm ra được cho ngân hàng, tuy nhiên đa số các nhân viên khác
sẽ nhận thấy mức lương của họ bị giảm xuống.
Một số lớn nhân
viên ngân hàng ở độ tuổi 50 sẽ được khuyến khích nghỉ hưu sớm. Những
người tốt nhất trong số này sẽ tìm việc ở các quỹ đầu tư, hay khởi sự
việc kinh doanh riêng của họ. Những tài năng mới cũng muốn nhìn xa hơn.
Chủ
một ngân hàng đầu tư lớn phàn nàn: “Rất khó thuyết phục những người trẻ
tuổi tham gia ngành công nghiệp này bằng việc đề nghị với họ một giấc
mơ. Giờ đây chúng tôi yêu cầu họ làm việc thật chăm chỉ và nói: nếu
không, cậu có thể sẽ không có việc làm trong 2 năm tới”.
Tiền,
thứ mà các nhân viên ngân hàng biết quá rõ, không thể mua cho họ tình
yêu. Tuy nhiên có đủ tiền chắc chắn sẽ đem lại một sự đền bù nhất định
cho những người thông minh vì họ phải làm việc nhiều hơn cũng như bị hầu
hết mọi người mắng nhiếc.