Biến động từ ngoại lai
TS. Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế,
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cho rằng: Kinh tế
Việt Nam năm 2012 đón nhận một tâm thế khó khăn hơn năm 2011. Trong bối
cảnh đó, Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều thách thức mới từ bên ngoài.
Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục triển khai sâu rộng các cam kết WTO, khu
vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN+… Theo đó hàng loạt mặt hàng sẽ nằm
trong diện giảm thuế theo lộ trình hội nhập.
Thứ hai, thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế, biến động chính trị có thể đột biến, kéo
dài và nặng nề. Nhiều dự báo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) phải đối
diện vòng xoáy suy thoái mới và sẽ lan sang các nước khác, trong đó có
Việt Nam.
Thứ ba, một số khó khăn thị trường sẽ lớn và khó lường hơn dự báo.
Thứ tư, giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu có thể
tăng cao dần. Thứ năm, thị trường chứng khoán và bất động sản tiếp tục
trì trệ.
Các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng kịch bản đối phó với
những tình huống khó khăn, đặc biệt chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các
phương án kinh doanh linh hoạt, an toàn cao nhất. Bên cạnh đa dạng hóa sản
phẩm, thị trường, đối tác và kênh xuất khẩu, doanh nghiệp cần quan tâm phát
triển thị trường trong nước. Ngoài ra, cần tăng cường liên doanh, liên kết, hợp
tác trong sản xuất kinh doanh để đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế. Ông HÀ HUY TUẤN, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gi a
Theo ông Phan Thế Hào, Trưởng đại diện Bộ Công Thương tại TPHCM, thời
gian qua nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, giải thể, trong
đó hơn 30% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh
nghiệp coi đây là cơ hội.
Cụ thể các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông sản đã được hưởng lợi khi giá xuất khẩu sang các nước tăng. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD như cà phê, cao su, điều, tiêu, thủy sản, gạo… Vì vậy, dù tình kinh tế còn nhiều biến động nhưng cơ hội phát triển cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước vẫn có.
Đối phó khó khăn nội tại
Một vấn đề được các chuyên gia đặt ra là nền kinh tế nước ta hiện nay
phát triển thiếu bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa thể có ngay sự đột
biến về chất. Theo TS. Nguyễn Minh Phong, lạm phát và mặt bằng lãi suất
có thể vẫn khá cao.
Với mức lạm phát năm 2011 18-19%, dù muốn hay không cũng khó có thể
hạ lãi suất thêm. Bằng chứng là vừa rồi Chính phủ tung ra 2.000 tỷ đồng
trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ hạn 3-5 năm, lãi suất 12,5%/năm đều thất
bại, nhưng TPCP 10 năm bán hết. Điều này cho thấy trước mắt lãi suất
12-13%/năm khó chấp nhận và năm 2012 lãi suất phải trên 15%/năm.
Ảnh minh họa
“Năm 2012 định hướng của Chính phủ vẫn tiếp tục thắt chặt tài chính
tiền tệ, kiềm chế lạm phát dưới 10% trong khi vẫn cần duy trì tốc độ
tăng trưởng để bảo đảm việc làm và an sinh xã hội.
Đây là thách thức từ 2 mục tiêu kép. Như vậy, sản xuất kinh doanh sẽ
còn gặp nhiều khó khăn, phá sản và thất nghiệp ngày một tăng, nguy cơ
bất ổn kinh tế vĩ mô có thể trở thành thách thức lớn hơn nếu không có
giải pháp quyết liệt, hiệu quả. Đặc biệt, thị trường chứng khoán, bất
động sản và tiêu dùng trong nước chưa có triển vọng bứt phá.
Theo nhiều chuyên gia, năm 2012 thị trường ngoại hối sẽ chuyển biến
tích cực, tỷ giá dần ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống NHNN, dự
trữ ngoại tệ và kinh doanh vàng được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, yếu tố áp lực lên tỷ giá vẫn còn vì phụ thuộc vào tình
hình lạm phát, cán cân thanh toán và chính sách tiền tệ và những giải
pháp xử lý mang tính “thời vụ” của NHNN. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư nước
ngoài trực tiếp lẫn gián tiếp năm 2012 có xu hướng giảm và bất ổn, đặc
biệt là vốn gián tiếp giảm do xu hướng thoái vốn của các quỹ đầu tư.
Trong tình hình kinh tế nhiều biến động, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta sẽ phải tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn như thiếu vốn, lãi suất cho vay của các NHTM vẫn ở mức cao, khan hiếm ngoại tệ, biến động tỷ giá, đòi hỏi nỗ lực lớn của các doanh nghiệp.