Theo Forbes Việt Nam, đây là các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) có kết quả kinh doanh và tăng trưởng tốt nhất trong năm 2021 và giai đoạn 2016-2020.
Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện là có lãi trong năm 2021, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng, công ty con hoạt động phụ thuộc vào công ty mẹ hoặc có vị thế kinh doanh quá thấp sẽ không được xem xét.
Hòa Phát, Nam Kim vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022
Cụ thể, 2 doanh nghiệp ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) và Thép Nam Kim (Mã: NKG) đã được Forbes Việt Nam bình chọn vào Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022. Được biết, đây là lần thứ 10 liên tiếp Hòa Phát lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes.
Forbes Việt Nam cho biết, năm 2021 tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách đạt 193.183 tỷ đồng, tăng 10,7% so với danh sách năm ngoái. Tổng doanh thu các công ty trong danh sách đạt 1.192.754 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu của Hòa Phát đạt 150.800 tỷ đồng, tăng 65% so với 2020. Lợi nhuận sau thuế lần đầu cán mốc 34.520 tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm và tăng 1,56 lần với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần năm 2021 đạt 23%. Tổng số nộp ngân sách Nhà nước trong năm là 12.500 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với cùng kỳ.
Tổng tài sản tại cuối tháng 3/2022 là 185.847 tỷ đồng. Trong năm 2022, tập đoàn này sẽ triển khai giai đoạn 2 khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất, nâng tổng sản lượng thép lên 14 triệu tấn vào năm 2025.
Hiện Hòa Phát tiếp tục giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép, lần lượt là 32,6% và 24,7%. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn này.
Tương tự, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu năm 2021 đạt 28.173 tỷ đồng, tăng 144%. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu nội địa đạt 9.005 tỷ đồng, tăng 31% và đóng góp 32% tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu 19.200 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần và chiếm tỉ trọng 68%.
Kết quả kinh doanh đột biến là nhờ giá thép tăng vọt do nhu cầu thế giới phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn. Bên cạnh đó, công ty cho biết đã đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu, sản lượng tăng cũng giúp công ty hạ chi phí, góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Trước đó, Tạp chí Forbes cũng công bố danh sách Global 2000 năm 2022 bao gồm 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Trong số 5 đại diện của Việt Nam ở Global 2000, Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất duy nhất trong nước góp mặt trong danh sách này, xếp hạng thứ 1564.
-
Một ông lớn ngành thép Việt lọt top doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất duy nhất của Việt Nam lọt vào top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới của Tạp chí Forbes.
-
Có hơn 4.500 tỷ lợi nhuận chưa dùng tới, một doanh nghiệp thép tính “lì xì” cho cổ đông
Trong niên độ tài chính 2023 - 2024, Tập đoàn Hoa Sen đã chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 5%, thực hiện ngày 10/5/2024, đánh dấu lần chi trả tiền mặt đầu tiên kể từ năm 2018.
-
Bất ngờ với dự báo lợi nhuận của các đại gia ngành thép trong quý 4/2024
MBS cho rằng xuất khẩu thép sẽ gặp nhiều bất, tuy nhiên các doanh nghiệp thép sẽ tăng trưởng đáng kể, hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa tăng trưởng mạnh mẽ khi cuối năm là đợt cao điểm đẩy nhanh các dự án bất động sản và đầu tư công....
-
Hoa Sen chốt ngày họp ĐHĐCĐ, hé lộ kế hoạch mua lại cổ phiếu từ cổ đông
Một trong những nội dung dự kiến được HĐQT Tập đoàn Hoa Sen trình cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tới đây là kế hoạch mua lại cổ phiếu từ cổ đông hiện hữu.