Trong đó, thu nội địa đạt 98,4% dự toán, tăng 12,1%; thu từ dầu thô đạt 232,4% dự toán, tăng 95%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 118,6% dự toán, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Tài chính cho biết, thu NSNN 10 tháng vượt dự toán chủ yếu do nền kinh tế duy trì được đà phục hồi và tăng trưởng khả quan (GDP 9 tháng tăng 8,83%, là mức tăng cao nhất từ năm 2011 đến nay), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất siêu đều tăng. Bên cạnh đó, giá dầu, khí tăng cao đã đem lại nguồn vượt thu khá từ dầu thô.
Bên cạnh đó, cơ quan thuế đã triển khai kịp thời, hiệu quả từ các chính sách giãn hoãn, gia hạn nộp thuế, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành thuế đã tăng cường triển khai các biện pháp quản lý thu, đẩy mạnh công tác chống thất thu, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử...
Riêng về thu nội địa, có 06 khoản thu vượt dự toán là khoản thuế thu nhập cá nhân (đạt 118,1%); các loại phí, lệ phí (đạt 104,2%); các khoản thu về nhà, đất (đạt 126,7%); thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đạt 131,5%), thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác (đạt 128,6%) và thu khác ngân sách (đạt 126,1%). Có 02 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (đạt 65,3% dự toán) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (đạt 77,5% dự toán).
Có 62/63 địa phương thực hiện thu nội địa 10 tháng tiến độ đạt trên 85% dự toán; 51/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 12 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Về chi NSNN, tổng chi 10 tháng ước đạt 1.219,2 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 56,6% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi đạt 75,5% dự toán; chi thường xuyên đạt 75,7% dự toán.
Riêng về chi đầu tư phát triển, giải ngân 10 tháng tuy giá trị có tăng so cùng kỳ năm trước (+15,7%), nhưng tiến độ vẫn chậm so yêu cầu; tỷ lệ giải ngân mới đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 55,8%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 20,14% kế hoạch. Có 11 bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương tỷ lệ giải ngân đạt trên 55% kế hoạch, trong khi vẫn còn 19 bộ, cơ quan trung ương và 03 địa phương tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 30% kế hoạch vốn được giao.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến hết ngày 27/10/2022, đã thực hiện phát hành 139,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,42 năm, lãi suất bình quân 2,83%/năm.
-
8 tháng đầu năm 2022: Thu ngân sách đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng
Thu ngân sách Nhà nước 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán, trong đó, thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% so cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo của Bộ Tài chính.
-
Nhu cầu toàn cầu giảm, giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất hai năm
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm xuống còn 460 USD/tấn, từ mức 481 USD/tấn của tuần trước. Đây là mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng 3/2023.
-
Thống nhất phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Thông tin được đưa ra sau cuộc họp vào chiều ngày 11/1 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ ...
-
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 428.000 tỷ đồng, đạt 114,13% dự toán, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.