Một thửa ruộng tại ấp 1, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp được khai thác đất mặt, có độ trũng hơn 0,5m so với các mặt ruộng xung quanh. Ảnh: Chương Đài/TTXVN
Ông Huỳnh Văn Nhã, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng cho biết, UBND huyện đã thành lập Tổ công tác của huyện chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, xác lập thủ tục, đề xuất xử lý đối với các hành vi vi phạm.
Qua thời gian phối hợp kiểm tra, lực lượng chức năng và tổ công tác đã bắt quả tang 3 vụ tại địa bàn 3 xã Tân Hộ Cơ, Tân Thành và Tân Phước. Chủ tịch UBND huyện Tân Hồng ban hành quyết định tạm giữ 5 phương tiện vi phạm; trong đó, có 2 xe cuốc (kobe), 1 xe chở đất, 1 ghe sắt và 1 phà sắt tải trọng 145 tấn.
Ông Huỳnh Văn Nhã cho biết, tổ công tác đang hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để xử lý các đối tượng vi phạm đúng quy định pháp luật. Sau khi bắt quả tang 3 vụ và tạm giữ một số phương tiện có giá trị để chờ xử lý thì hiện nay tình hình đã tạm lắng, không còn trường hợp nào đang hoạt động; đồng thời, sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm; định kỳ sẽ báo cáo kết quả về UBND tỉnh nắm và chỉ đạo thực hiện.
Tình trạng nhiều hộ dân ở Đồng Tháp lén lút bán lớp đất mặt trên ruộng lúa cho các cơ sở sản xuất gạch đã diễn ra trong 4 - 5 năm nhưng đến nay vẫn còn tiếp diễn. Người dân bán một lớp đất mặt trên ruộng lúa cho các nhà sản xuất mua về làm gạch, mặt đất được lấy với độ sâu từ 3 - 5m trên diện tích 1.000 m2 bề mặt đất và bán với giá khoảng 100 triệu đồng. Các cơ sở mua đất mặt không chỉ sử dụng xe cuốc, xe tải vào chở mà còn sử dụng máy hoặc bằng tay cắt vuông từng lớp đất đưa ra băng chuyền chuyển đất ra tới bờ sông cho vào tàu vận chuyển.
Khi bán lớp đất mặt xong, nhiều hộ còn bán ao cho các nhà nuôi cá tra và các loại cá khác với giá từ 80 - 100 triệu đồng.
Việc người dân khai thác đất nông nghiệp (lớp đất mặt) bán cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gạch đất nung, vật liệu xây dựng mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là hành vi hủy hoại đất. Cụ thể, theo Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích được quy định.
Sau khi khai thác xong nguồn đất mặt không chỉ làm biến dạng địa hình xung quanh, làm mất khả năng sử dụng… mà còn ảnh hưởng khu đất lân cận khó sản xuất, nhất là trong việc trữ nước trên ruộng lúa hoặc bị trôi phân bón qua khu đất đã lấy hết lớp đất mặt… Ngoài ra, ảnh hưởng theo là có hàng trăm héc-ta ao nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch. Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo các huyện, thị chấn chỉnh và xử lý ngay hiện tượng này.
-
Tin vui về nguồn vật liệu thi công dự án cao tốc đi qua Đồng Tháp, Tiền Giang
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu nhà thầu khai thác cát theo đúng khối lượng, công suất, kế hoạch, chỉ cung cấp khoáng sản cho dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 2.
-
Đồng Tháp đầu tư KHỦNG 477.000 tỷ: TƯƠNG LAI Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự sẽ thay đổi ra sao?
Với kế hoạch đầu tư lên đến 477.000 tỷ đồng, Đồng Tháp đang đặt ra tầm nhìn táo bạo để trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, và chuyển đổi số hàng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, hứa hẹn sẽ mang ...
-
18.652 dân Mỹ Ngãi “lên đời” nhờ Cao Lãnh mở rộng nội thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công văn số 07/TTg-CN công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp có phạm vi nội thành mở rộng thêm 1 xã Mỹ Ngãi.