![]() Một góc khu nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Văn Khánh/TTXVN) |
Tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt cũng đặt ra nhiệm vụ xây dựng đề án
nhà ở tái định cư. Đề án này cũng được xác định là một trọng tâm rất quan trọng
trong chương trình phát triển nhà ở nói chung. Bởi trên thực tế, các dự án nhà ở
tái định cư, đặc biệt là chung cư tái định cư luôn là hình ảnh xấu, gây mất lòng
tin đối với người dân. Chất lượng các chung cư tái định cư không chỉ xuống cấp
nhanh mà còn chưa được quản lý, bảo tr-ì bảo dưỡng một cách bài bản.
Hiện nay, tại Hà Nội, khi các dự án giải phóng mặt bằng lấy đất xây dựng các
công trình hạ tầng, xã hội thì những hộ dân di dời sẽ được đền bù theo quy định
của Nhà nước. Tùy theo tiêu chuẩn, các gia đình có thể được mua một căn hộ tái
định cư với mức giá rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường.
Tuy nhiên, khi chuyển về nơi ở mới, hầu hết các hộ dân đều bức xúc bởi chất
lượng xây dựng kém, nhà xuống cấp nhanh và không được sửa chữa kịp thời. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi giải phóng mặt bằng bởi
sự bất hợp tác của người dân.
Trong khi đó, trách nhiệm về chất lượng cũng như sự xuống cấp của các chung cư
tái định cư sau khi bàn giao cho người dân vào ở lại luôn được “đá” từ đơn vị
này sang đơn vị khác. Bởi vậy, việc xây dựng Nghị định quy định về phát triển và
quản lý nhà ở tái định cư rất cần thiết để thay đổi quan niệm của các chủ đầu tư
khi tham gia xây dựng loại hình nhà ở này và xóa dần cách nhìn thiếu thiện cảm
của xã hội về nhà tái định cư./.






