Theo đó, đặt
mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội đạt 12 -
13%/năm (thời kỳ 2011 - 2015); đạt khoảng 11 - 12%/năm (thời kỳ 2016 -
2020) và khoảng 9,5 - 10% năm (thời kỳ 2021 - 2030).
Với quy hoạch được duyệt, Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán,
bưu chính viễn thông, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, tư
vấn, vận tải công cộng...; xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính -
ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả
nước.
Hà Nội sẽ được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm tài chính, ngân hàng. Ảnh: Đức Khanh .
Hà Nội cũng xác
định, đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 4.100-4.300 USD, đến
năm 2020 đạt 7.100-7.500 USD. Quy mô dân số đến năm 2015 đạt 7,2-7,3
triệu người, năm 2020 khoảng 7,9-8 triệu người, năm 2030 khoảng 9,2
triệu dân. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2015 khoảng 46-47%, năm 2020 đạt 58-60%.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng
bộ, ít nhất 2 tuyến đường sắt đô thị vận hành.
Quy hoạch trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm nay và là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của Hà Nội, bảo đảm phát huy có hiệu quả hơn nữa mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển Thủ đô một cách bền vững và từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân về nhà ở, dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội; hạ tầng kỹ thuật, môi trường và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Tại Hội nghị này, UBND TP Hà Nội đã đưa ra danh mục xây dựng 180 đồ án quy hoạch, trong đó 10 quy hoạch ngành như y tế, giáo dục, thương mại, tư pháp, giao thông, cấp thoát nước, nghĩa trang; 32 đồ án quy hoạch các khu đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái; 38 đồ án quy hoạch phân khu tập trung vào khu vực đô thị trung tâm, được giới hạn từ vành đai 4 trở vào... Dự kiến kinh phí lập quy hoạch là 60 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và hơn 10 tỷ đồng từ vốn các doanh nghiệp