Theo
báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng),
năm 2008, Bộ Xây dựng đã đề xuất Chính phủ trong 2 năm 2009 - 2010 huy
động 6.000 tỷ đồng từ các chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế theo
nguyên tắc xã hội hóa để đầu tư vào 189 dự án với quy mô 166.390 căn hộ,
đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 700.000 người. Nhưng đến nay, chỉ có
39 dự án (đạt 26% so với dự kiến) được khởi công xây dựng, với tổng mức
đầu tư 3.878 tỷ đồng.
Theo
một số doanh nghiệp triển xây dựng nhà ở xã hội, một trong những nguyên
nhân dẫn đến chậm trễ trong việc triển khai các dự án nhà ở xã hội là
khó khăn về nguồn vốn. Về nguyên tắc, khi triển khai xây dựng nhà ở xã
hội, chủ đầu tư sẽ được vay vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam
(VDB) với lãi suất ưu đãi.
Tuy
nhiên, trên thực tế, đến nay, mới chỉ có 1 trường hợp nhà ở cho người
thu nhập thấp tại Đặng Xá được vay vốn, nhưng tiến độ giải ngân cũng rất
chậm. Do vậy, giá thành nhà thu nhập thấp giảm rất ít so với nhà thương
mại (do chỉ được miễn tiền sử dụng đất). Bên cạnh đó, tính đến thời
điểm này, chưa có quy định bắt buộc về thiết kế, công nghệ, quy mô tòa
nhà đối với nhà thu nhập thấp (ngoại trừ căn hộ không quá 70 m2), vì
vậy, giá bán nhà có sự chênh lệch gây bức xúc trong dư luận. Ngoài ra,
việc xác định giá bán nhà, thuê nhà, thuê mua nhà quy định tại Thông tư
15/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng được quy định trên cơ sở quyết toán công
trình, trong khi đó theo quy định các chủ đầu tư được ký hợp đồng mua
bán nhà, huy động vốn khi xong móng. Do đó, việc tạm tính giá trong hợp
đồng mua bán nhà cũng gây thắc mắc cho người mua…
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, năm 2012, Bộ Xây dựng sẽ ưu tiên giải quyết những vướng mắc này để doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực nhà ở xã hội.