Cụ thể, 30 dự án nhà ở chủ đầu tư được thuận địa điểm đầu tư có tiến độ bồi thường dưới 50%, TP sẽ chấm dứt và không tiếp tục gia hạn văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư; đồng thời yêu cầu UBND các quận - huyện và Ban Quản lý khu Nam trong tháng 2 phải công khai danh sách “xóa treo” các dự án cho người dân được biết và giám sát.
Đối với các dự án mà chủ đầu tư (CĐT) đã thỏa thuận bồi thường, giải phóng mặt bằng 100% nhưng chưa đầu tư xây dựng dự án do thiếu vốn hoặc do chưa thể thực hiện dự án vì tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản, nếu CĐT đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì TP cho phép CĐT chuyển nhượng dự án hoặc hợp tác, liên kết với các CĐT khác (có đảm bảo năng lực tài chính, kinh nghiệm) để thực hiện dự án.
Ngoài ra, các CĐT có thể kiến nghị UBND TP cho giãn tiến độ, tạm ngưng đầu tư hay chuyển sang sử dụng tạm vào mục đích khác nhằm giảm bớt thiệt hại cho CĐT và xã hội; tạm khai thác mặt bằng thông qua các hình thức khác.
-
Bi hài chuyện mua nhà theo tiến độ
Trong khi số đông đều muốn mua căn hộ đã hoàn thiện, chắc chắn về thời gian bàn giao thì một bộ phận khách hàng chấp nhận chậm tiến độ để còn kịp xoay tiền, thậm chí dọa kiện nếu chủ đầu tư xây quá nhanh. <br/br>
-
Mỏi mòn chờ cấp giấy chủ quyền nhà - Kỳ 2: Dân thiệt đủ đường
Trong thời gian chờ được cấp giấy chủ quyền, người dân gần như bị đình trệ mọi giao dịch, từ mua bán đến thế chấp vay ngân hàng, thậm chí là di chúc thừa kế… <br/br>
-
Hàng trăm hécta đất nông - lâm nghiệp biến thành đất ở
Kết quả rà soát của UBND TP cho thấy, Hà Nội hiện có 56 Cty nông - lâm nghiệp, nông trường, lâm trường với tổng diện tích đất được giao khoảng 16.462,7ha. Đa số các nông - lâm trường này đều kinh doanh kém hiệu quả. Hiện có gần 111,41ha đất do các đơn vị này quản lý đang bị lấn chiếm hoặc bỏ hoang.