Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cuối tháng 10, đầu tháng 11 tình hình cạnh tranh chiến lược vẫn diễn ra gay gắt, áp lực lạm phát trên toàn cầu, chính sách chống lạm phát của các nước tác động tới toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Trong khi đó quy mô nền kinh tế Việt Nam còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu có hạn, một biến động nhỏ bên ngoài cũng tác động lớn tới bên trong. Giá nguyên vật liệu xăng dầu tiếp tục không ổn định, biến động. Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp. Tăng trưởng kinh tế của các nước chậm lại, nhiều nước có tăng trưởng âm hai quý liên tiếp.
“Chúng ta cũng tiến hành rà soát lại và có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của các loại thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và hoạt động của các ngân hàng, có biện pháp cương quyết xử lý sai phạm”, Thủ tướng cho biết và nói thêm các biện pháp chấn chỉnh, việc xử lý các sai phạm này có tác động tới tâm lý thị trường, hoạt động của các thị trường ở mức độ nhất định nhưng là việc phải làm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp.Ảnh: VGP
Chính phủ đã có nhiều biện pháp, trong đó có thành lập 3 tổ công tác liên quan đến thanh khoản tín dụng, xử lý khó khăn với thị trường bất động sản, xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.
Nhờ đó, tình hình đang ổn định trở lại, nhất là tâm lý thị trường, niềm tin thị trường đang được tăng cường, củng cố. Các vấn đề đột xuất, phức tạp diễn ra được xử lý bình tĩnh, mang lại hiệu quả, nhất là xử lý một số ngân hàng yếu kém.
Thị trường chứng khoán có tín hiệu tích cực trở lại. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù còn rất nhiều khó khăn nhưng đã định hình được các công việc để cùng làm với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Các cơ quan cũng làm việc với các doanh nghiệp bất động sản để lắng nghe các kiến nghị.
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Cuộc họp Thường trực Chính phủ nhằm tiếp tục đánh giá những việc đã làm, những kết quả đã đạt được, những việc chưa làm được, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, đánh giá, dự báo tình hình.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phấn đấu đạt các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2022 ở mức cao nhất. Đồng thời chuẩn bị cho năm 2023 đã được xác định là có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi. Do vậy, trong chỉ đạo, điều hành cần bản lĩnh hơn, hiệu quả hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các bộ, ngành, địa phương để xử lý các vấn đề đặt ra.
-
Binh Dương kiến nghị Thủ tướng áp dụng cơ chế để đầu tư triển khai công trình giao thông trọng điểm
Trong chuyến công tác tại Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt khảo sát tiến độ các công trình trọng điểm của địa phương như: cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường Vành đai 4 (TP.Dĩ An); Dự án đường Vành đai 3 và Vành đai 4 TP.HCM qua địa bàn tỉnh Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam năm 2024: Nhiều điểm sáng ấn tượng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng ấn tượng với tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 786 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng ...
-
Thống nhất phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Thông tin được đưa ra sau cuộc họp vào chiều ngày 11/1 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ ...
-
Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu gần 428.000 tỷ đồng năm 2024
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 428.000 tỷ đồng, đạt 114,13% dự toán, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.