Cụ thể, trong giai đoạn từ 2011- 2020, tổng thu ngân sách nhà nước về đất đai dự báo đạt 700.000 tỷ đồng, bình quân thu hàng năm đạt 70.000 tỷ đông.
Về mục tiêu khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản Nhà nước, Đề án phấn đấu đến năm 2018, hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trên phạm vi cả nước (bao gồm cả các tập đoàn, tổng công ty).
Số tiền thu được từ việc bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà đất dôi dư theo hình thức đấu giá, xử lý quỹ nhà, đất gắn với tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước dự báo đạt khoảng 100.000 tỳ đồng.
Đề án cũng phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở phải di dời theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Số tiền thu được từ việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bán, chuyển nhượng cơ sở nhà, đất (cũ) dự báo đạt khoảng 18.000 tỷ đồng.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Chính phủ cũng đề ra nhóm giải pháp về tài chính đất đai gồm:
Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính về đất đai theo hướng Nhà nước chủ động điều tiết giá đất trong thị trường bằng quan hệ cung - cầu; bảo đảm xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyên sử dụng đất. Tiếp tục rà soát, đổi mới các quy định liên quan đên việc thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất theo hướng hạn chế tối đa tình trạng giao đất, cho thuê đất theo phương thức chỉ định.
Nghiên cứu, đề xuất áp dụng một hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm, trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với đất sản xuất kinh doanh, không phân biệt tổ chức trong nước, ngoài nước và các thành phần kinh tế.
Thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Hoàn thiện chính sách thu tiền thuê đất phần dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm nhằm mục đích sản xuất kinh doanh.
Khi xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị phải quy hoạch và tổ chức khai thác quỹ đất hai bên đường, vùng phụ cận để tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này. Đồng thời, nghiên cứu cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp khi mở rộng phạm vi thu hồi đất để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông.
Nghiên cứu xây dựng chính sách thực hiện điều tiết một cách hợp lý giá trị tăng thêm từ đất không do đầu tư của người sử dụng đất đem lại; trước mắt là do Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị.
Rà soát lại toàn bộ chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo hướng bảo đảm tính đồng bộ giữa chính sách tài chính đất đai với pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế...
Rà soát lại hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Chủ động nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản, trong đó đối tượng chịu thuế phải gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất. Nghiên cứu đánh thuế nặng hơn đối với đất bỏ hoang, đất đã giao, đã cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng.
Rà soát các chính sách quản lý thị trường bất động sản; nghiên cứu đề xuất áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh như: Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản; thực hiện giao đất, cho thuê đât công khai, minh bạch;...
Rà soát các quy định về công tác định giá đất; nghiên cứu đề xuất quy định về định giá đất theo hướng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống định giá đất và cộng cụ hỗ trợ tài chính.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính đât đai và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Rà soát lại việc quản lý sử dụng đất, trong đó chú ý tới các trường họp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng nhưng kém hiệu quả, không đúng tiến độ gây lâng phí, hoang hóa, có biện pháp xử lý để nhanh chóng đưa vào sử dụng.